| Hotline: 0983.970.780

Giải phóng Quảng Trị là bước ngoặt lớn

Thứ Sáu 27/04/2012 , 22:50 (GMT+7)

Sự kiện giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu kiên cường bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị vào năm 1972 là bước ngoặt trọng đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước...

Ông Lê Hữu Phúc- UVTƯĐ- Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị đọc đề dẫn hội thảo

Sự kiện giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu kiên cường bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị vào năm 1972 là bước ngoặt trọng đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. 

Nhân kỷ niệm 40 năm(1/5/1972- 1/5/2012) giải phóng tỉnh Quảng Trị và 37 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam ( 30/4/1975- 30/4/2012) thống nhất đất nước, Tỉnh Uỷ Quảng Trị và Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội thảo khoa học “40 năm giải phóng tỉnh Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành Cổ”, vào hai ngày 19 và 20/4, tại TP Đông Hà. Đây là một sự kiện rất quan trọng, có mặt nhiều vị tướng lĩnh của bộ Quốc phòng, lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và nhân chứng khắp cả nước, thu hút nhiều người quan tâm, theo dõi. Những tham luận tại hội thảo lần này đều tiếp tục khẳng định ý nghĩa to lớn của chiến dịch giải phóng tỉnh Quảng Trị và sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ cũng như chỉ ra những nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm còn nóng hổi tính thời sự. 

Ông Lê Hữu Phúc- UVTƯĐ- Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Trị, báo cáo đề dẫn hội thảo, khẳng định: Với dân tộc ta, 21 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược là cuộc chiến tranh cứu nước gian khổ, quyết liệt nhất, nhưng cũng là những trang sử vàng ghi đậm những chiến công oanh liệt nhất, vẽ vang nhất, là đóng góp vô cùng quan trọng của nhân dân Việt Nam với nhân loại tiến bộ. 

Cách đây 40 năm, nhằm phát huy thế chủ động trên chiến trường, làm cho địch không chỉ thua đau về quân sự, mà những mưu mô xảo quyệt về chính trị, ngoại giao cũng không thể thực hiện được, tạo sự thay đổi chiến lược hoàn toàn có lợi cho ta, Trung ương Đảng và Quân uỷ Trung ương quyết định mở chiến dịch tiến công và nỗi dậy năm 1972. Bộ Chính trị và quyết định chọn Trị- Thiên làm hướng tấn công chủ yếu. Chủ trương đó đã làm trào dâng ý chí quyết tâm, niềm tin tưởng, phấn khởi trong Đảng bộ , Quân và dân Quảng Trị. Chiến dịch tấn công và nỗi dậy giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ thành quả đã được kéo dài từ ngày 30/3/1972 đến sau ngày Hiệp định Paris được ký kết ( cuối tháng 1/1973) diễn ra hết sức ác liệt trong bối cảnh ta và địch đều quyyết tâm dành cho được thắng lợi quân sự quyết định nên đã thu hút sự quan tâm , theo dõi toàn thế giới, đặc biệt là cuộc chiến đấu bảo vệ Thành Cổ 81 ngày đêm. 

Với việc giải phóng tỉnh Quảng Trị vào ngày 1/5/1972, lần đầu tiên, một tỉnh ở miền Nam được giải phóng, trở thành nơi đặt trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam , cổ vũ mạnh mẽ quân và dân cả nước xốc tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà. Ông Lê Hữu Phúc, nhấn mạnh: Giải phóng tỉnh Quảng Trị là sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ, quân và dân Quảng Trị trong 30 năm chiến tranh giải phóng nói chung, trong kháng chiến chống Mỹ nói riêng. Sự hy sinh của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ , đồng bào trên chiến trường Quảng Trị là sự hy sinh cao cả cho chính nghĩa, khẳng định giá trị tinh thần chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam được hun đúc quan hàng ngàn năm lịch sử và rực sáng trong những lúc cam go, quyết liệt. 


Nhân chứng thượng tá Quách Mạnh Hùng (hiện sinh sống ở Hà Nội) thuộc Sư 320 B 
trả lời báo chí tại hội thảo

Trung tướng Nguyễn Thành Cung- UVTUĐ- Thứ trưởng bộ Quốc phòng, khẳng định: Sự kiện giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu kiên cường bảo vệ Thành Cổ vào năm 1972 là bước ngoặc trọng đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch tiến công giải phóng tỉnh Quảng Trị và cuộc chiến đấu kiên cường bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị là thắng lợi của lòng yêu nước, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Thắng lợi này khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược sáng suốt, tài tình của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương và bộ Quốc phòng. Đã 40 năm trôi qua nhưng bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự kiện giải phóng tỉnh Quảng Trị và 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục nghiên cứu vận dụng cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam hôm nay. 

Thiếu tướng PGS- TS Vũ Quang Đạo- Viện trưởng viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, khẳng định với việc giải phóng Quảng Trị năm 1972, quân và dân ta đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đặt ra đối với hướng tiến công chủ yếu Trị- Thiên trong cuộc tổng tiến công chiến lược 1972. Một điều chắc chắn rằng, với thắng lợi tại Quảng Trị và 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ đã tác động rất lớn đến kết quả quá trình đàm phán tại Hội nghị Paris, đi đến ký kết Hiệp định, quân Mỹ rút khỏi Việt Nam... 

Chiến tranh đã lùi xa, 30/4- ngày đoàn tụ dân tộc lại đến, nhưng cuộc tiến công giải phóng Quảng Trị và 81 ngày đếm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc ta, đi vào lòng người từ thế hệ này đến thế hệ khác bằng những câu chuyện bi tráng, thấm đẫm máu và nước mắt. Để hôm nay Thành cổ Quảng Trị thực sự trở thành cõi thiêng, thành một tượng đài bất tử về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Và sự hy sinh cao cả của các anh hùng liệt sĩ thì đá hoa cương trên trái đất mãi mãi cũng không đủ để xây nên tượng đài của người chiến sĩ Thành Cổ.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Yên Bái: Cảnh tan hoang những ngôi nhà bị mưa đá, giông lốc tàn phá

Ngày 28/3, tại tỉnh Yên Bái đã xảy ra mưa đá, giông lốc gây thiệt hại nhiều nhà ở và cây cối hoa màu các huyện Mù Cang Chải, Trấn Yên và Văn Chấn.

Bình luận mới nhất