| Hotline: 0983.970.780

Giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm từ gốc: Những điều thay đổi dễ dàng

Thứ Tư 24/08/2016 , 08:22 (GMT+7)

Để khắc phục tình trạng này cũng là giải quyết vấn đề VSATTP từ gốc, chính quyền các cấp cần quan tâm tạo điều kiện và hướng dẫn nông dân cách sản xuất có lãi cao lại vẫn đảm bảo VSATTP bằng bón phân hợp lý...

Bón phân cân đối cho cây trồng còn là một biện pháp phòng trừ dịch hại (thuộc nhóm biện pháp canh tác) có hiệu quả cao đến mức, trở thành một phần quan trọng, không thể thiếu trong các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây trồng (IPM), nhằm giảm thiểu việc dùng hóa chất BVTV và khả năng ảnh hưởng xấu của chúng tới VSATTP trong trồng trọt.

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực kinh tế có nhiều khó khăn do phụ thuộc vào hệ thống cây trồng - đất trồng - phân bón - khí hậu - canh tác, nhưng lại có vai trò rất quan trọng và không thể thay thế trong đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm và an sinh xã hội nên rất cần được Nhà nước và xã hội quan tâm hỗ trợ.

Trong cơ chế thị trường người nông dân phải tìm mọi cách để SXNN có lãi và thường lạm dụng các hóa chất dùng trong nông nghiệp (nhất là thuốc BVTV có độ độc cao, rẻ tiền do không được sản xuất và lưu thông theo đúng quy định) mà không quan tâm tới khả năng ảnh hưởng xấu của chúng tới VSATTP. Đây là thực tế đang xảy ra ở Việt Nam và trở thành ”vấn nạn” gây lo ngại sâu sắc trong toàn xã hội.

Để khắc phục tình trạng này cũng là giải quyết vấn đề VSATTP từ gốc, chính quyền các cấp cần quan tâm tạo điều kiện và hướng dẫn nông dân cách sản xuất có lãi cao lại vẫn đảm bảo VSATTP bằng bón phân hợp lý. Do bón phân hợp lý là điều không đơn giản vì cần cung cấp không chỉ đủ về loại chất dinh dưỡng (đa, trung, vi lượng) mà còn phải đúng lượng (không thiếu hay thừa tùy theo mỗi nguyên tố) phù hợp với nhu cầu của từng cây trồng và khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất trồng, điều kiện khí hậu và kỹ thuật canh tác cụ thể (để đảm bảo bón phân cân đối), rồi phải quan tâm tới giá nông sản và phân bón (để đảm bảo bón phân hợp lý) mà trong thực tế sản xuất lại rất đa dạng về phân bón, cây trồng, đất đai, khí hậu, kỹ thuật canh tác.

Để đảm bảo cho việc bón phân hợp lý tới mọi người nông dân, công tác đầu tư, tổ chức, quản lý, tuyên truyền của Nhà nước có vai trò rất quan trọng. Tại mỗi vùng sinh thái nông nghiệp Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu bón phân trên các loại đất chính nhằm đưa ra những quy trình bón phân cân đối và hợp lý cho các cây trồng chính của vùng, tạo điều kiện để các tỉnh, huyện (nằm trong vùng) có thể hướng dẫn bón phân cho từng cây trồng cụ thể hơn, phù hợp hơn với đất đai, khí hậu cụ thể ở từng địa phương.

Trong đó cần hướng dẫn cụ thể về các loại phân và dạng phân cần bón với lượng bón cụ thể ở từng thời kỳ bón phân cho từng cây trồng cụ thể nhằm đảm bảo cung cấp đủ và kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết cho năng suất cao, phẩm chất nông sản tốt, đem lại lợi nhuận tối đa cho người sản xuất, lại giảm thiểu dịch hại.

Chính quyền cấp xã có vai trò rất quan trọng trong giải quyết vấn đề VSATTP từ gốc cũng nhu các vấn đề khác của xã hội, cần có cơ chế, chính sách, quy định... để xã thực hiện tốt việc hướng dẫn, kiểm tra.... người nông dân vừa sản xuất có lãi cao vừa đảm bảo VSATTP “từ gốc” bằng bón phân hợp lý, trong đó có việc xây dựng bản đồ nông hóa để có thể hướng dẫn bón phân hợp lý tới từng đám ruộng của nông dân....

dsc-5341101525673
Ảnh minh họa

 

Để giúp nông dân bón phân hợp lý một cách đơn giản Nhà nước cần có cơ chế chính sách khuyến khích các nhà sản xuất phân bón phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu sản xuất chuyển giao sử dụng các phân đa yếu tố chuyên dùng (ĐYTCD) một hạt cho từng cây trồng nhằm cung cấp đủ không chỉ về chủng loại (đa, trung, vi lượng) mà còn đúng lượng (tối ưu kinh tế) các chất dinh dưỡng thiết yếu, phù hợp với đất, khí hậu, kỹ thuật canh tác, giá nông sản và phân bón.

Để đảm bảo mỗi thời kỳ bón cho một cây trồng cụ thể người sử dụng chỉ cần dùng 1 dạng phân ĐYTCD một hạt với một lượng bón cụ thể, vừa đơn giản vừa tránh thừa hay thiếu dinh dưỡng khi bón phân vừa tạo tương tác tốt của các chất dinh dưỡng khoáng tới cây trồng để nâng cao hiệu quả phân bón và sản xuất...

Xuất phát từ yêu cầu của thực tế SXNN nêu trên, từ nhiều năm qua Công ty CP Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao đã quan tâm đầu tư và phối hợp với các nhà khoa học triển khai nghiên cứu sản xuất và chuyển giao sử dụng phân ĐYTCD cho các loại cây trồng.

Sản phẩm phân ĐYTCD Lâm Thao được phối trộn 2 dạng phân lân supe và nung chảy (đều được sản xuất tại Cty) tạo ra nhiều ưu điểm khác biệt: không chỉ có N, P, K với ưu điểm của 2 dạng lân dễ tiêu mà còn có đủ các chất trung lượng (S, Ca, Mg, Si) và vi lượng thiết yếu.

 Sử dụng các phân ĐYTCD này vừa đơn giản vừa rất hiệu quả trong việc đạt năng suất cây trồng cao phẩm chất tốt đem lại thu nhập và lãi cao cho người nông dân, lại giảm thiểu sâu bệnh hại cây trồng nên không phải dùng thuốc BVTV, xã hội không còn lo mất VSATTP từ SXNN.

Điều này cũng đã được khẳng định và thấy rõ trong các mô hình chuyển giao sử dụng phân ĐYTCD cho các cây trồng chính trên đất phù sa và đất xám bạc màu ở nhiều tỉnh của đồng bằng sông Hồng do Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội thực hiện trong các năm 2006 - 2008 và Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện trong các năm 2014 - 2015.

Supe lân Lâm Thao là một loại phân bón chứa lân được sản xuất bằng phương pháp phân hủy quặng Apatit Lào Cai bằng axit Sunphuaric để chuyển hóa thành phần lân có trong quặng thành lân mà cây trồng dễ dàng hấp thu được (gọi là P2O5 hữu hiệu). Ngoài thành phần dinh dưỡng chính là lân nguyên chất chiếm 16 - 16,5%, trong Supe lân còn chứa nhiều các nguyên tố dinh dưỡng trung, vi lượng như: CaO, MgO, Zn, Fe, Bo...

Đặc biệt axit Sunphuaric để sản xuất Supe lân Lâm Thao được sản xuất bằng lưu huỳnh nên có độ tinh khiết đạt 99,98% trong khi đó một số đơn vị sản xuất Supe lân từ axít thải của ngành luyện kim do vậy trong đó có nhiều kim loại nặng như Camidi, Asen.

Lân nung chảy Lâm Thao là loại phân bón không tan trong nước mà tan từ từ trong môi trường đất và dịch rễ cây tiết ra nên hạn chế rửa trôi, hiệu lực của phân được kéo dài. Ngoài thành phần dinh dưỡng chính là lân nguyên chất chiếm 15 - 17%, trong lân nung chảy còn có nhiều các nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng như: MgO. CaO. Sio2, Cu, Zn, Fe... các chất này có tác dụng khử chua, ém phèn, làm cứng cây, giúp cây trồng tăng khả năng chịu rét, chịu hạn, chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao được sản xuất theo công nghệ vê viên tạo hạt và sấy khô nên hạt phân có độ cứng nhấ định, trong 1 hạt phân có đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Trung lượng, vi lượng, khi bón vào đất tan từ từ cung cấp dinh dưỡng đều đặn trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, hạn chế rửa trôi, bốc hơi.

NPK-S Lâm Thao gồm nhiều loại, NPK-S chuyên bón lót, NPK-S chuyên bón thúc và NPK-S chuyên dùng cho từng loại cây trồng, từng vùng đất và từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển qua cây trồng.

(Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm