| Hotline: 0983.970.780

Tinh giản bộ máy hành chính: Hà Tĩnh quyết liệt

Giảm bộ máy công quyền

Thứ Sáu 31/10/2014 , 08:21 (GMT+7)

Ngành NN-PTNT Hà Tĩnh là đơn vị tiên phong trong việc thực hiện Nghị quyết 26 HĐND tỉnh Hà Tĩnh về sắp xếp, kiện toàn các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, ban quản lý dự án…/ Tinh giản bộ máy hành chính: Hà Tĩnh quyết liệt

Cú đột phá

Ông Đặng Ngọc Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Tĩnh tâm sự: Bắt tay thực hiện đề án, cả sở chúng tôi tưởng chừng không kham nổi khi đụng chạm đến quyền lợi nhiều tổ chức, cá nhân. Thế nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy khoa học nên được sự đồng tình cao, bảo đảm chương trình đúng kế hoạch.

Theo ông Sơn, kết quả thực hiện đã xây dựng được 12/12 đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt, thông qua 20 quyết định về kiện toàn, sắp xếp các phòng, đơn vị đảm bảo chất lượng, đúng lộ trình đề ra.

Cụ thể, chuyển Phòng Trồng trọt của Sở NN-PTNT vào Chi cục Bảo vệ Thực vật, chuyển Phòng Chăn nuôi vào Chi cục Thú y. Chuyển giao Trạm Bảo vệ Thực vật, Trạm Thú y, Trạm Truyền giống chăn nuôi về UBND cấp huyện quản lý, sáp nhập thành Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi.

 Đồng thời giải thể Trung tâm Giống chăn nuôi, Trung tâm Giống thủy sản; chuyển giao các nhiệm vụ của Trung tâm Giống chăn nuôi, gồm: sản xuất giống lợn, giao cho Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh; nhiệm vụ sự nghiệp khoa học giao cho Trung tâm Khuyến nông; nhiệm vụ truyền giống chăn nuôi thuộc về UBND cấp huyện quản lý.

Chuyển nhiệm vụ Trung tâm Giống thủy sản, các trại SX cá giống về Trung tâm Khuyến nông. Kiện toàn Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư và đổi tên gọi thành Trung tâm Khuyến nông tỉnh.

Sáp nhập Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Hà và Ban Quản lý rừng phòng hộ Cẩm Xuyên vào Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Chuyển diện tích rừng phòng hộ từ Cty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Chúc A về Ban QL Rừng phòng hộ sông Ngàn Sâu; Cty TNHH MTV Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn về Ban QL Rừng phòng hộ sông Ngàn Phố quản lý. Củng cố lại Ban QL Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh.

Dám nghĩ, dám làm

Theo ông Sơn, tỉnh kiện toàn, sắp xếp các ban quản lý dự án thuộc Sở NN-PTNT thành Ban quản lý các dự án XDCB ngành Nông nghiệp, Ban quản lý các dự án ODA; chuyển giao nhiệm vụ và giải thể Trung tâm giống cây trồng; sáp nhập Trường Trung cấp Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào Trường Đại học Hà Tĩnh để thành lập Khoa Nông nghiệp.

Để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu ổn định, tiết kiệm, không manh mún, Sở NN-PTNT tham mưu cho UBND tỉnh về đề án hợp nhất 7 Cty TNHH MTV Thủy lợi thành 2 Cty TNHH MTV Bắc Hà Tĩnh và Nam Hà Tĩnh.

Theo một lãnh đạo Sở Nội vụ, việc sáp nhập thôn ở một số xã, mức lương trợ cấp cho cán bộ thôn sau khi sáp nhập phải đảm nhận trách nhiệm gấp đôi, gấp ba nhưng họ vẫn chỉ được hưởng mức lương cũ khiến nhiều người trăn trở, chưa toàn tâm toàn ý với công việc.

Nói về kết quả, ông Sơn cho biết: Thực hiện đề án tinh giản bộ máy hành chính, ngành NN-PTNT đã giảm được 16 đầu mối trực thuộc, giảm 76 biên chế, 168 hợp đồng lao động, 55 người thôi kiêm nhiệm tại các ban quản lý dự án, giải quyết nghỉ theo chế độ dôi dư cho 34 người.

Trong đó, một số đơn vị có biên chế giảm nhiều như: các trạm bảo vệ thực vật giảm 11 biên chế; các trạm thú y giảm 9 biên chế; Trung tâm Khuyến nông giảm 10 biên chế; Đoàn điều tra quy hoạch nông lâm nghiệp giảm 19 biên chế...

Ngoài ra, có 9 doanh nghiệp trong ngành thực hiện kiện toàn, sắp xếp, tái cấu trúc, kết quả giảm 5 doanh nghiệp do hợp nhất, giảm 19 cụm, trạm trực thuộc.

Vẫn chưa tinh gọn

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự thẳng thắn thừa nhận, dù số lượng cán bộ cắt giảm nhiều nhưng bộ máy vẫn chưa thực sự tinh gọn.

Theo ông Cự, để Hà Tĩnh trở thành tỉnh giàu mạnh, công tác cán bộ phải luôn đặt lên hàng đầu, đội ngũ lãnh đạo ít nhưng tinh. Tỉnh kiên quyết giải thể những tổ chức, đơn vị không cần thiết, góp phần giảm bớt chi tiêu, giảm bớt phiền hà cho nhân dân.

 Muốn thực hiện những mục đích trên, UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tiếp tục xây dựng đề án, sáp nhập xã, thôn, cắt giảm biên chế dôi dư ở các cơ quan cấp tỉnh, huyện, các sở ban ngành. "Các cơ quan công quyền phải đi đầu trong cuộc cách mạng tinh giản bộ máy", Chủ tịch Võ Kim Cự nói.

Qua tìm hiểu của PV, riêng ngành NN-PTNT, đơn vị nằm trong phương án sáp nhập các BQL dự án, từ 13 ban nay chỉ còn lại 2 ban là BQL các dự án XDCB và BQL các dự án ODA. Thế nhưng sau khi sáp nhập, trên thì nhỏ lại, dưới lại phình ra.

Theo quyết định của UBND tỉnh, khi đã sáp nhập lại chỉ có duy nhất 1 thủ trưởng và các phó giúp việc, nhưng thực tế, đi vào hoạt động một thời gian bộ máy lại phình ra thành nhiều ban, nhiều chủ tài khoản, nhiều người điều hành, thậm chí còn tuyển thêm nhân viên hợp đồng. Với cách làm như trên thì không thể gọn, nhẹ bộ máy quản lí theo đề án.

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.