| Hotline: 0983.970.780

Giám định không minh bạch

Thứ Sáu 28/09/2012 , 10:23 (GMT+7)

Trong vụ án gây thương tích cho người khác mà giám định viên có những vấn đề không minh bạch trong giám định thì luật điều chỉnh như thế nào?

Bạn đọc gửi từ hòm thư: cietha@gmail.com xin hỏi:

Trong vụ án gây thương tích cho người khác mà giám định viên có những vấn đề không minh bạch trong giám định thì luật điều chỉnh như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định của Luật Giám định tư pháp quy định quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp như sau:

Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.

Từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật. 

Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 của luật này.

Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.

Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Luật cũng quy định Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:

Có từ đủ 5 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng; 

Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của luật này.

Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với giám định viên tư pháp đó là:

Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng; Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật; Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp; Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi; Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp; Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật; Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.

Trên đây là những quy định chung, bạn nghiên cứu vận dụng.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất