| Hotline: 0983.970.780

Giám đốc ở Hà Nam đã bị sát hại như thế nào?

Thứ Ba 09/08/2016 , 10:28 (GMT+7)

Do mâu thuẫn cá nhân, nên Đạt đã thuê 2 đối tượng với giá 500 triệu đồng để giết anh Lê Hữu Trí (SN1975, thành phố Phủ Lý, Hà Nam), giám đốc 1 DN ở địa phương.


Đại tá Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam phát biểu tại cuộc họp báo

 

Chiều 8/8, Công an tỉnh Hà Nam tổ chức họp báo thông tin về vụ nổ súng kinh hoàng ở Hà Nam gây chấn động dư luận thời gian qua.

Ba đối tượng bị bắt giữ là: Nguyễn Sỹ Đạt (SN 1970, trú tại phố Bảo Lộc 1, phường Thanh Châu, TP Phủ Lý); Lê Thái Duy (SN 1988, trú tại tổ 5, phường Lương Khánh Thiện, TP Phủ Lý); Lê Việt Hoàn (SN1981, trú tại phường Lê Hồng Phong, TP Phủ Lý).

Theo tài liệu điều tra, do mâu thuẫn cá nhân giữa Nguyễn Sỹ Đạt với Lê Hữu Trí từ trước, nên Đạt đã lên kế hoạch và thuê Lê Việt Hoàn giết anh Lê Hữu Trí với giá 500 triệu đồng. Đạt đã chuẩn bị súng đưa cho Hoàn để gây án (trước khi gây án Đạt đã đưa Hoàn vào khu vực Ba Sao, Hà Nam để hướng dẫn và bắn thử súng).

Do nắm được thói quen hay đi lễ chùa của anh Trí vào các ngày mồng 1 và ngày rằm hàng tháng nên Đạt đã trao đổi và thống nhất với Hoàn sẽ bắn anh Trí khi đi lễ, tại Miếu Thần - thôn Bảo Lộc 1, phường Thanh Châu, Phủ Lý.

Ngày 4/7, Hoàn và Duy đi xe máy, để áo chống nắng, súng vào trong cốp chờ hiệu lệnh của Đạt.

Đến khoảng 15h, Đạt điện cho Hoàn thông báo anh Trí đã xuất hiện ở Miếu Thần, nên Duy và Hoàn mặc áo chống nắng, che biển số xe, sau đó Hoàn lấy súng lên đạn dắt vào bụng. Khoảng 10 phút thì anh Trí đi ra, Hoàn đi từ phía sau cách anh Trí khoảng 2m, rút súng bắn hết băng đạn (6 viên) làm anh Trí gục ngã tại chỗ. Sau đó Hoàn và Duy tẩu thoát khỏi hiện trường.

Trên đường bỏ chạy, Hoàn điện cho Đạt thông báo đã bắn chết anh Trí và hẹn đối tượng đến cổng Đại học Công nghiệp rồi cùng nhau đi vứt khẩu súng K54 xuống hồ Tam Trúc, Kim Bảng, Hà Nam. Sau đó, Hoàn và Đạt quay về khu Phim trường gặp Duy cùng nhau uống bia đến khoảng 22h cùng ngày thì giải tán.


Ba đối tượng bị bắt giữ

 

Sau khi giết anh Trí được mấy ngày thì Đạt hỏi Hoàn đã cần tiền chưa, Hoàn trả lời chưa cần số tiền nhiều như vậy mà chỉ cần 10 triệu đồng để chi tiêu cá nhân nên Đạt đã đưa cho Hoàn 10 triệu đồng. Khoảng 7 ngày sau, Hoàn cần tiền nên đã gặp bảo Đạt đưa cho 100 triệu đồng. Tổng số tiền Hoàn mới nhận của Đạt là 110 triệu đồng.

Căn cứ vào lời khai, hồ sơ hiện trường các đối tượng khai nhận, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an (C45) đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ và Công an tỉnh Hà Nam tổ chức truy tìm và thu giữ 1 xe ô tô camry, 1 xe máy dùng để gây án, 1 súng quân dụng K54 ném xuống hồ sau khi tháo rời các bộ phận, 2 áo chống nắng mà Hoàn và Duy mặc khi gây án, gần 400 triệu đồng mà Đạt chưa kịp đưa cho Hoàn.

Hiện nay, Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục tiến hành các hoạt động điều tra làm rõ nguyên nhân, bản chất vụ án và các tình tiết liên quan khác, xử lý theo quy định của pháp luật.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm