Chủ nhật, 21/04/2024 | 06:33 GMT +7

  • Click để copy
Thứ hai- 16:38, 05/11/2018

Giấm gỗ phục vụ nông nghiệp hữu cơ

Với hàng loạt lợi ích như phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; kích thích sinh trưởng và cải thiện năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm cây trồng; đóng vai trò như chất bảo quản..., giấm gỗ đang mở ra rất nhiều hy vọng mới cho nền nông nghiệp hữu cơ.

Giấm gỗ là gì?

Giấm gỗ, hay còn gọi là Axit pyroligneous (viết tắt là PA) là một sản phẩm phụ từ quá trình SX than củi bằng công nghệ SX than củi sinh học (công nghệ SX than từ các chất liệu gỗ bằng phương pháp nung ở nhiệt độ cao trong môi trường yếm khí). Khói thải ra trong quá trình nung lò than (thay vì thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm), sẽ được thu hồi, làm lạnh nhanh để ngưng tụ và thu hồi nước. Vì thế, giấm gỗ có thể hiểu là “nước cốt” gỗ thu được trong quá trình nung than từ các chất liệu gỗ.

16-44-14_1503044721-gim-go-1
Ông Võ Tuấn Toàn, GĐ Cty BIFFA giới thiệu về giấm gỗ do Cty sản xuất

Để thu được giấm gỗ tinh chất, hỗn hợp khí thải lò than sau khi ngưng tụ sẽ được để lắng tĩnh sau một thời gian nhất định. Quá trình lắng tĩnh sẽ cho ra lớp dầu nhẹ ở trên cùng, lớp giấm gỗ thô ở giữa và lớp dầu hắc gỗ lắng đọng dưới cùng. Giấm gỗ thô sau đó sẽ tiếp tục được chưng cất để cho ra giấm gỗ tinh (cùng phụ phẩm là dầu hắc tan chảy).

Theo các nghiên cứu đã được công bố, trong giấm gỗ chiếm 90% là nước, tuy nhiên khoảng 10 - 20% còn lại có chứa thành phần vô cùng đa dạng các hợp chất hữu, với hơn 200 axit hữu cơ, điển hình như axit acetic, methanol, axeton...

Giấm gỗ bao gồm các thành phần ổn định bởi sự phân giải nhiệt các vật liệu cacbon nên dù các chủng loại vật liệu cacbon khác nhau thì cho ra giấm gỗ về cơ bản có thành phần hầu như không khác nhau nhiều.

Tuy nhiên, công nghệ SX than sinh học càng cao, nhiệt độ lò đốt cao (gần 1.000 độ C) sẽ thu được giấm gỗ chất lượng cao (do một số axit hữu cơ bay hơi ở nhiệt độ cao). Mặt khác, nguồn nguyên liệu gỗ khác nhau cũng cho ra chất lượng giấm gỗ khác nhau.
 

Ứng dụng đa dạng trong SX nông nghiệp hữu cơ

Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng giấm gỗ trong SX nông nghiệp như cải tạo đất, BVTV, kích thích sinh trưởng cây trồng, bảo quản lương thực thực phẩm, kích thích tiêu hóa thức ăn cho vật nuôi, xử lí môi trường...

Tại Việt Nam, ứng dụng giấm gỗ trong SX nông nghiệp còn hết sức mới mẻ. Hiện nay, Cty CP Phân bón và Dịch vụ tổng hợp Bình Định (BIFFA) là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực SX than sinh học XK sang nhiều thị trường, đồng thời ứng dụng công nghệ SX giấm gỗ. Đây vừa là cách làm giảm được ô nhiễm khói thải trong nung than sinh học. Hiện Cty BIFFA đã tham gia vào Hiệp hội Giấm gỗ Nhật Bản (GBT).

Tại Nhật Bản, giấm gỗ đã được sử dụng phổ biến để cải tạo đất và làm thuốc tiêu diệt sâu bệnh hại cây trồng. Sản phẩm giấm gỗ truyền thống với tên gọi Mokusaku chưng cất và tinh chế đang được bán với giá 680 Yên/chai 1,5 lít. Tại Brazil, Úc, Canada..., giấm gỗ cũng đã được SX và tiêu thụ cho các vùng canh tác nông nghiệp hữu cơ.

- Triển vọng giảm thiểu, thay thế thuốc BVTV: Hàng loạt các nghiên cứu đã được công bố trên thế giới cho thấy, sử dụng giấm gỗ với liều lượng và cách sử dụng phù hợp có thể cải thiện đáng kể năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm nông nghiệp, đồng thời cũng giúp tiêu diệt hiệu quả nhiều loại nấm bệnh, sâu hại cây trồng. Đây là triển vọng rất lớn để đưa giấm gỗ vào SX nông nghiệp hữu cơ, từng bước hạn chế và thay thế các loại thuốc BVTV hóa học.

Các nhà nghiên cứu công bố tại Brazil cho thấy, giấm gỗ có tác dụng kiểm soát hiệu quả đối với sâu bướm và được xem như một loại thuốc trừ nấm, đồng thời có tác dụng giảm độ pH của đất do sử dụng thuốc BVTV hóa học gây nên. Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chứng minh giấm gỗ thu được từ gỗ tre và gỗ rừng ngập mặn có tác dụng ức chế hoàn toàn cả các loại nấm mốc và kiểm soát sâu nấm. Các loại giấm gỗ được SX từ vỏ dừa, tre và gỗ bạch đàn cũng có tác dụng kiểm soát rất hiệu quả sự phát triển của nấm hại cây trồng.

Tại Trung Quốc, các nghiên cứu đã chứng minh sử dụng giấm gỗ (khi pha loãng 300-500 lần) khi phun lên đất giúp tăng mạnh về vi khuẩn đất, trong khi lại giảm tới 40% các loại nấm hại. Giấm gỗ cũng giúp kiểm soát tốt đối với phấn trắng. Ở nhiều nước, các ứng dụng của giấm gỗ được xem như là một loại thuốc BVTV.

Giấm gỗ được SX từ tre được sử dụng rộng rãi để điều trị các loại phấn có hại cho cây trồng do bọ cánh cứng gây ra. Hóa loãng giấm gỗ với tỉ lệ 1/200 lần nước để phun cho cây thanh long 1 lần/tuần cũng giúp làm giảm và điều trị hiệu quả các loại bệnh về nấm phổ biến và bệnh thán thư. Giấm gỗ còn chứa các chất giúp đuổi ruồi muỗi, bọ chét, tiêu diệt ký sinh trùng.

16-44-14_gim-go-biffen-nhn-moi-23092018100902
BIFFA tiên phong trong SX giấm gỗ
Hiện tại, sản phẩm giấm gỗ của BIFFA được đưa vào ứng dụng thử nghiệm tại nhiều đơn vị, địa phương như Hải Dương (trồng dưa, ổi); Bắc Giang (cam đường canh); Cty Tinh bột sắn Bình Định; Cty Nông nghiệp Hưng Điền (TP.HCM)... cùng nhiều đơn vị trong ngành nông nghiệp như Viện Môi trường Nông nghiệp, Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ và bước đầu đã ghi nhận những vai trò hữu ích của giấm gỗ.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy giấm gỗ SX từ cây bạch dương có tác dụng kiểm soát bệnh do nấm mốc sương trên khoai tây cùng nhiều loại nấm bệnh và có thể được xem để thay thế các loại thuốc diệt nấm tổng hợp...

– Cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng: Giấm gỗ cũng được xem như một loại phân bón hữu cơ trong SX lúa, lúa miến và khoai lang.

Nghiên cứu sử dụng giấm gỗ trên cà chua tại Brazil cũng cho thấy việc sử dụng giấm gỗ không gây biến đổi chất lượng đất, tăng độ phì và giúp cải thiện đáng kể sinh trưởng của cà chua, giúp tăng năng suất, tỉ lệ quả cà chua đồng đều hơn.

Khi thử nghiệm kết hợp phân bón phân bón hữu cơ và giấm gỗ trên cây cọ tre tại Brazil cho thấy chiều cao cây đạt ở độ lớn nhất và số lượng lá nhiều nhất, đồng thời cho nhiều chồi hơn.

Nhiều nghiên cứu khác tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaisia, Hàn Quốc... cho thấy giấm gỗ có tác dụng như là một loại phân bón lá để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng.

Tại Thái Lan, giấm gỗ lên men đã được dùng rộng rãi trong SX đậu tương hữu cơ, giúp đậu tương phát trển tốt hơn, năng suất đạt ở mức tối đa, đồng thời mức độ sâu hại đậu tương ở mức thấp...

Thử nghiệm trên dưa tại Malaisia cho thấy giấm gỗ kết hợp với các loại phân bón với công thức phù hợp giúp dưa tăng trưởng nhanh hơn, quả to và đồng đều hơn, vị ngọt tăng thêm.

Trên cây lúa, nhiều thử nghiệm cho thấy giấm gỗ giúp chất lượng gạo cải thiện đáng kể, hàm lượng amylose tăng...

Tại Nhật Bản, sử dụng giấm gỗ kết hợp phân bón với tỉ lệ hợp lí cũng cho thấy cây mía đạt năng suất tối đa, tăng trên 30% so với đối chứng, hàm lượng đường cao hơn 5% so với đối chứng...

Ngoài ra, giấm gỗ còn giúp kích thích sự nảy mầm, cải thiện đất phèn mặn, cải tạo đất...

Trong lĩnh vực xử lí môi trường, hiện giấm gỗ của BIFFA đã được Bộ TN-MT cấp phép lưu hành để xử lí rác thải, xử lí môi trường tại nhiều nơi. Đối với lĩnh vực thuốc BVTV, BIFFA đang trong giai đoạn khảo nghiệm đánh giá hiệu lực để xin Cục BVTV cấp phép SX và lưu hành sản phẩm...

 

CÔNG HOÀNG

Cho lúa 'ăn' trứng gà, sữa tươi

Cho lúa 'ăn' trứng gà, sữa tươi

HÀ TĨNH Việc sử dụng hỗn hợp từ trứng gà, sữa tươi phun cho cây lúa nhằm cung cấp dưỡng chất, giúp hạt chắc mẩy, hạn chế mầm bệnh gây hại, cho chất lượng gạo thơm ngon.

Vườn rau hữu cơ đầu tiên ở Hải Phòng '5 không'

Vườn rau hữu cơ đầu tiên ở Hải Phòng '5 không'

HẢI PHÒNG Mô hình trồng rau hữu cơ tại HTX Nông nghiệp công nghệ cao Đại Đồng cho năng suất cao, có thể canh tác nhiều lứa liên tục, giá sản phẩm cao gấp 3 thị trường.

Lúa - tôm hữu cơ thuận lợi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa

Lúa - tôm hữu cơ thuận lợi tham gia Đề án 1 triệu ha lúa

Tỉnh Kiên Giang đề xuất đưa hệ sinh thái lúa - tôm vào thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL.

Trại nấm lớn nhất Tây Nguyên không bỏ đi thứ gì

Trại nấm lớn nhất Tây Nguyên không bỏ đi thứ gì

ĐẮK LẮK Trang trại nấm OCOP 4 sao đầu tiên tại Đắk Lắk được trồng hữu cơ, các phôi nấm sau khi thu hoạch được ủ làm phân bón cho cây trồng theo mô hình tuần hoàn.

Trồng ổi lê Đài Loan hướng hữu cơ, nông dân thắng lớn

Trồng ổi lê Đài Loan hướng hữu cơ, nông dân thắng lớn

HẢI PHÒNG Nhiều hộ dân ở xã An Hòa, huyện An Dương chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng ổi lê Đài Loan hướng hữu cơ, cho thu nhập gấp 4 - 5 lần trồng lúa.

Xem Thêm