| Hotline: 0983.970.780

Giành giật sự sống cho tài xế bị kẹt trong cabin xe tải vì vụ nổ 'như bom'

Thứ Hai 21/03/2016 , 17:10 (GMT+7)

Kẹt trong cabin chiếc xe tải bị sức nổ "như bom" thổi bạt đâm vào một ngôi nhà, mất 2 giờ tài xế Đặng Cao Thủy mới được gỡ ra khỏi xe đưa vào viện cấp cứu đến nay chưa tỉnh.


Bệnh nhân Đặng Cao Thủy bị chấn thương sọ não nặng, hiện vẫn hôn mê sâu. Ảnh: Lê Nga

Đã hơn 2 ngày kể từ sau vụ nổ kinh hoàng trên đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông, anh Thủy vẫn chưa tỉnh lại tại bệnh viện. Người lái xe này đang được điều trị ở Bệnh viện 103.

Bác sĩ Phạm Thái Dũng, Khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện 103 cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nặng do đa chấn thương, trong đó có chấn thương sọ não, ngoài ra còn kèm theo tổn thương do sóng nổ và các mảnh vỡ của vật nổ đâm vào trong não. Từ lúc nhập viện đến giờ, bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, điểm chấm ý thức rất thấp.

Bệnh viện đã tiến hành hội chẩn bao gồm Phó giám đốc khoa Ngoại cùng các bác sĩ chuyên khoa liên quan, xác định bệnh nhân tổn thương não nặng.

Một vài tổn thương tại đốt sống cổ, cánh tay, cẳng tay, vết thương do các mảnh vỡ đâm sâu vào da thịt cùng các tổn thương khác ở ngực, bụng... Bệnh nhân được cấp cứu mổ khẩn cấp sau đó chuyển về Khoa hồi sức tích cực. Anh Thủy là một trong hai bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng nhất hiện nay, do vụ nổ.

Anh Đặng Cao Lang - anh trai của Đặng Cao Thủy, là một trong những người tham gia giải cứu người tài xế khỏi cabin đang bẹp dúm do cú đâm. Anh Lang cho biết khoảng 15h ngày 19/3, anh nhận được điện thoại báo tin em trai bị nạn, 30 phút sau đã có mặt ở hiện trường. Tại đây, anh thấy chiếc xe tải em trai lái đâm vào cửa một ngôi nhà, chiếc xe biến dạng trong khi Thủy vẫn mắc kẹt ở phần đầu xe.

Anh Lang và các thành viên đội phòng cháy chữa cháy đã tìm cách gỡ Thủy ra khỏi chiếc xe. Mọi người quyết định dùng kìm thủy lực để cắt từng mảnh sắt ở chiếc xe, 2 tiếng sau mới lôi được tài xế ra khỏi cabin. "Lúc đưa được em ra, Thủy bất tỉnh, toàn thân mềm nhũn, máu me đầy mặt đầy người... Tôi áp sát thì vẫn thấy em thở nên đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu", người anh kể lại. Cũng theo anh Lang, Thủy sinh năm 1984, quê ở Hòa Bình, có vợ và hai con, gia đình khó khăn, làm nghề lái xe thuê.


Anh Đặng Cao Lang, anh trai của tài xế Đặng Cao Thủy nhớ lại giây phút cứu em mình. Ảnh: Lê Nga.

Theo bác sĩ Dũng: "Tổn thương do sóng nổ diễn biến rất phức tạp, các mảnh vỡ có thể găm ở đầu, ngực, bụng...; chỉ cần sót lại một vảnh kim loại nào trong ngực hay ở các mạch máu thì rất nguy hiểm". Hiện các y bác sĩ nỗ lực để cứu sinh mạng của người lái xe. Bệnh viện phối hợp các khoa ổ bụng, khoa sọ não, lồng ngực... để phối hợp điều trị cho bệnh nhân như chụp cắt lớp vi tính, siêu âm ổ bụng... tầm soát các mảnh vỡ găm sâu trong người. "Tình trạng bệnh nhân rất nặng, chưa thể nói trước điều gì, bệnh viện đang rất tích cực điều trị và chăm sóc", bác sĩ chia sẻ.

Các bác sĩ Hồi sức tích cực đã đặt ống nội khí quản cho bệnh nhân thở máy, kiểm soát hoàn toàn phần hô hấp của bệnh nhân và kiểm tra theo dõi chặt các thông số chức năng khác như tuần hoàn.

Đại tá Nguyễn Văn Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân y 103 cho biết, bệnh viện tiếp nhận điều trị cho 4 nạn nhân trong vụ nổ ở Hà Đông. Ngoài anh Thủy đang trong tình trạng nguy kịch, một nạn nhân khác bị thương nặng là Nguyễn Thị Lệ chấn thương sọ não. Hai bệnh nhân nhẹ hơn là Phạm Văn Hiển, 25 tuổi, được chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng đỉnh phải, tiên lượng tốt. Chị Lý Thị Hạnh, 34 tuổi, đã được các bác sĩ mổ lấy dị vật ở đùi phải, hiện sức khỏe ổn định.

Khoảng 15h chiều 19/3, sau tiếng nổ lớn do một người cưa vật gây nổ, vỉa hè đường Lê Trọng Tấn đoạn qua khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) toác rộng, khói lửa bốc cao. 4 nạn nhân tử vong gồm người đàn ông cưa vật nổ và 3 người đi đường, 10 người khác bị thương, 36 ngôi nhà hai bên đường hư hỏng nặng.

VnExpress

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm