| Hotline: 0983.970.780

Giao ban công tác đào tạo nghề khu vực phía Nam

Thứ Năm 13/06/2013 , 09:32 (GMT+7)

Ngày 12/6, tại Tiền Giang, Bộ NN-PTNT cùng Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị giao ban công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại Đông Nam bộ và ĐBSCL.

Hôm qua 12/6, tại Tiền Giang, Bộ NN-PTNT cùng Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội nghị giao ban công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn tại Đông Nam bộ và ĐBSCL.

Ông Phạm Hùng,  Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ NN-PTNT) cho biết: Năm 2012 các tỉnh khu vực ĐBSCL và ĐNB đã đào tạo được trên 50.000/70.000 lao động học nghề nông nghiệp. Công tác đào tạo nghề chậm so với kế hoạch là do năm 2012 ngành nông nghiệp mới được giao nhiệm vụ nên trong quá trình triển khai thực hiện còn lúng túng. Đầu mối chỉ đạo triển khai dạy nghề ở các địa phương không thống nhất.


Học nghề để cải thiện thu nhập

Học viên đa phần ở các thôn, ấp nên đi lại khó khăn. Nhiều người học nghề còn mang tính hình thức, học chưa đúng nghề, học theo phong trào. Mức kinh phí đào tạo nghề còn thấp, nhất là đối với một số nghề cần mua con giống, vật liệu phục vụ thực hành. Ngoài ra, cán bộ quản lý dạy nghề thiếu và hạn chế năng lực chuyên môn. Chưa sử dụng hiệu quả được đội ngũ khuyến nông và công tác khuyến nông tham gia dạy nghề. Việc tổ chức học nghề ở một số địa phương chưa gắn kết với kế hoạch phát triển SX nên hiệu quả chưa cao…

Để từng bước tháo gỡ khó khăn và tiếp tục thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, năm 2013, ở 21 tỉnh, thành khu vực phía Nam được giao tổng kinh phí hơn 78 tỷ đồng để đào tạo nghề cho hơn 67.000 lao động nông thôn học nghề. Hiện tại, các tỉnh đã và đang gấp rút triển khai.

Tổng cục Dạy nghề của Bộ LĐ-TB&XH cho biết: Công tác đào tạo nghề của cả nước trong 3 năm (2010-2012) đã dạy cho 1.042.059 lao động học xong nghề. Trong đó, 822.460 người có việc làm hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn, đạt 78,9%. Đặc biệt, đã có 54.255 người thuộc hộ nghèo sau học nghề có việc làm, tăng thu nhập.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu kết luận: Công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian qua đã đạt hiệu quả khả quan. Việc đào tạo nghề gắn với quy hoạch, gắn với mục tiêu xây dựng NTM. Tất cả các ngành nghề đào tạo sát thực tế tại các địa phương.

 Tuy nhiên, lao động học xong nghề nông nghiệp ở khu vực phía Nam so với bình quân cả nước vẫn còn thấp. Khó khăn làm ảnh hưởng tiến độ đào tạo nghề nông thôn trong thời gian qua là Sở NN-PTNT và Sở LĐ-TB&XH chưa phối hợp chặt với nhau nên việc xây dựng kế hoạch cũng như thực hiện chưa được tốt. Kinh phí cấp chậm, tuyển sinh chậm, khai giảng lớp học chậm…

Để khắc phục khó khăn trên, Thứ trưởng đề nghị các tỉnh cần tập trung sơ kết 3 năm công tác đào tạo nghề tại các địa phương, báo cáo về Bộ NN-PTNT, Bộ LĐ-TB&XH để Bộ tổ chức sơ kết trong tháng 6/2013. Sở NN-PTNT phải chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông thôn và phải chủ động trình UBND tỉnh để thực hiện. Bên cạnh đó, cần xây dựng các mô hình đào tạo nghề gắn với DN có định hướng dài lâu là rất cần thiết trong quá trình xây dựng NTM.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.