| Hotline: 0983.970.780

Giáo dục đạo đức phải xuất phát từ gia đình

Thứ Bảy 16/01/2021 , 10:50 (GMT+7)

Mỗi người, khi sinh ra đều có sự nuôi dưỡng, dạy bảo từ gia đình. Gia đình là môi trường đầu tiên, quan trọng nhất để mỗi cá nhân học hỏi và trưởng thành.

Giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam, trong những năm gần đây là chủ đề không chỉ thu hút sự quan tâm của xã hội, của những nhà nghiên cứu, mà còn được cụ thể hóa bới chủ trương, chính sách của nhà nước. Vậy, giáo dục cho các em cần phải xuất phát từ đâu và cần những nội dung gì?

Những phẩm chất gì được đề cao?

Trong gia đình cũng như ngoài xã hội, cha mẹ có vai trò chăm sóc, dạy dỗ trẻ từ tuổi ấu thơ đến  khi trưởng thành. Bởi vậy, cách thức giáo dục đạo đức, ứng xử của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ. Phẩm chất đạo đức cá nhân là nền tảng giúp các em trưởng thành và phát triển. Các giá trị đạo đức được các gia đình dạy dỗ trong suốt quá trình trưởng thành của các em.

Trong gia đình, các giá trị truyền thống luôn được giáo dục, rèn luyện như các đức tính thật thà, trung thực, tiết kiệm, lòng nhân ái, sống lành mạnh, gọn gàng; cũng như được giáo dục đức tính tự trọng, tự tin, tự lực và ý chí vươn lên.

Có thể thấy, các giá trị truyền thống luôn được đề cao trong các gia đình, đặc biệt các giá trị về lòng nhân ái luôn đặt cao hơn ý chí vươn lên.

Việc dạy dỗ, rèn luyện những phẩm chất trong ứng xử với người xung quanh luôn được đề cao, đặc biệt mối quan hệ trong gia đình, hiếu thảo, biết ơn ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới,  thương yêu anh chị em trong gia đình được đề cao nhất. Bên cạnh đó biết quan tâm, chia sẻ, tôn trọng người khác, hay lịch sự, tế nhị trong giao tiếp cũng được các gia đình đề cao và giáo dục cho con cái trong gia đình.

Giáo dục các các giá trị đạo đức, đức tính được các gia đình quan tâm ở nhiều độ tuổi và cấp học khác nhau.

Xu hướng các em trưởng thành hơn thì gia đình thường nhắc nhở, dạy bảo các em về giữ gìn nề nếp gia đình, đức tính khoan dung hay lịch sự. Đối với các em ở cấp học nhỏ hơn, các gia đình thường hướng đến dạy dỗ các em lòng biết ơn, lễ phép với thầy cô.

Ở độ tuổi lớn hơn, cấp học cao hơn thì nhận thức, hiểu biết của các em cũng trưởng thành và các đức tính đó phù hợp với lứa tuổi các em. Trong khi với các em nhỏ tuổi, ở cấp học dưới, các gia đình sẽ chú trọng đến những đức tính mà các em dễ thu nhận và phù hợp với sự tiếp nhận của các em nhất.

Ai có ảnh hưởng đến các em?

Những giá trị về tính cách và lối sống được gia đình các em dạy dỗ, rèn luyện và truyền dạy trong gia đình và trong dòng họ.

Đối với mỗi gia đình, cha mẹ là người truyền dạy, giáo dưỡng trực tiếp đến các em; các em cho biết, mẹ chính là người thường xuyên dạy dỗ/rèn luyện những đức tính trên, trong khi sự ảnh hưởng của người cha, ông bà hay thành viên khác trong gia đình thường ít hơn.

Đối với gia đình ba thế hệ cùng chung sống, vai trò của ông bà rất quan trọng, không chỉ tác động lên cha mẹ mà còn tác động lên trẻ trong gia đình;  sự quan tâm, dạy dỗ của ông bà sẽ phần nào san sẻ gánh nặng trong việc nuôi dạy trẻ trong gia đình.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là yếu tố cốt lõi để xây dựng và phát triển gia đình. Chúng ta có xu hướng quan niệm việc nuôi nấng cẩn thận lớp trẻ, sự bảo vệ và giáo dục chúng, và hạnh phúc, tình cảm của chúng là lý do tồn tại của gia đình với tư cách là một thiết chế.

Từ đó, mô hình gia đình hiện đại thường đặt trẻ vào vị trí trung tâm và phụ nữ luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc nuôi dạy trẻ. Sự chia sẻ việc nhà và nuôi dạy con của các thành viên khác trong gia đình sẽ giúp phụ nữ có được sự cân bằng trong công việc và gia đình.

Xét trong mối quan hệ vợ chồng trong việc nuôi dạy con thì trách nhiệm của mỗi giới đối với hạnh phúc gia đình cũng được nhìn nhận theo những cách khác nhau, trong đó hầu như phụ nữ bao giờ cũng có nghĩa vụ, bổn phận và trách nhiệm lớn hơn so với nam giới.

Ảnh: HN

Ảnh: HN

Giáo dục đạo đức phải xuất phát từ gia đình

Mức độ gắn bó giữa các thành viên trong gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc dạy dỗ, định hình nhân cách của trẻ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi vị thành niên.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những thanh niên sinh ra và lớn lên trong một gia đình có sự gắn bó giữa các thành viên cao thường có lối sống lành mạnh và có nhiều cơ hội phát triển.

Chính vì vậy, giáo dục đạo đức, lối sống cho giới trẻ phải bắt nguồn từ việc thay đổi, điều chỉnh quan hệ ứng xử trong gia đình, tạo dựng mối quan hệ bền chặt trong gia đình thông qua việc các thành viên trong gia đình giúp đỡ nhau lúc khó khăn, đối xử công bằng, tôn trọng và chia sẻ trách nhiệm.

Giáo dục đạo đức, lối sống là sự hướng dẫn và giảng dạy của hành vi tốt và giá trị. Giáo dục đạo đức, lối sống được dạy cho trẻ em trong gia đình, cung cấp cho các em những quy tắc ứng xử đúng mực, phân biệt đúng và sai mà không bị ép buộc bởi người khác, giúp các em trưởng thành, trở thành các cá nhân tốt và có ích cho xã hội

(Kiến thức gia đình số 2)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất