| Hotline: 0983.970.780

Giáo viên không muốn để học sinh phải thi lại trong hè?

Thứ Sáu 07/06/2019 , 13:10 (GMT+7)

Khi năm học kết thúc, lúc nhiều bạn bè trong lớp được tuyên dương và khen thưởng thì vẫn có một số em ngậm ngùi khi biết mình phải thi lại trong dịp hè.

Dù quậy phá như thế nào thì đến khi biết mình phải thi lại chắc chắn em nào cũng có một chút buồn phiền, mặc cảm…

Ảnh mang tính minh họa.

Đối với giáo viên thì thầy cô nào cũng mong muốn học sinh của mình “qua” hết và ai cũng rất ngại tổng kết cho học sinh dưới điểm trung bình nên dù điểm định kỳ, thường xuyên của học sinh thấp thì thầy cô cũng sẽ cho kiểm tra lại hoặc một hình thức trả bài nào đó rồi cho qua. Chỉ những em quá tệ, bỏ học, chốn tiết thường xuyên và kệ mặc tất cả mới phải thi lại trong dịp hè mà thôi.

Theo quy đinhh tại Điều 16, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 đã quy định rõ: “Học sinh xếp loại hạnh kiểm cả năm học từ trung bình trở lên nhưng học lực cả năm học xếp loại yếu, được chọn một số môn học trong các môn học có điểm trung bình cả năm học dưới 5,0 hoặc có kết quả xếp loại chưa đạt để kiểm tra lại. Kết quả kiểm tra lại được lấy thay thế cho kết quả xếp loại cả năm học của môn học đó để tính lại điểm trung bình các môn cả năm học và xếp loại lại về học lực; nếu đạt loại trung bình thì được lên lớp”.

Với quy định như vậy thì dù học sinh bị xếp loại yếu, có nhiều môn học dưới trung bình nhưng thi lại 1 môn được 5- 6 điểm là mặc nhiên được lên lớp. Có điều, đã tổ chức “ôn” thi lại cho học sinh mà chẳng lẽ các em không được 5- 6 điểm hay sao. Vì thế, khi học sinh thi lại thì dĩ nhiên giáo viên phải cho học sinh qua rồi, không qua thì Ban giám hiệu nhà trường đánh giá mình ra cái gì nữa. Vì thế, tốt nhất là cho học sinh “qua” trước khi tổng kết năm học vừa đỡ phiền toái, vừa đỡ mất công ôn tập cho học sinh trong hè.

Vì sao giáo viên không muốn cho học sinh phải thi lại? Thực tế khi ôn thi lại chỉ có một vài em nên giáo viên chủ yếu là ôn trực tiếp vào đề kiểm tra để ngày kiểm tra lại học sinh chỉ việc thực hiện phần việc đã “ôn” trước đó. Với cách đánh giá, kiểm tra hiện nay, chúng ta thấy trong lớp chủ yếu là học sinh giỏi, khá, chỉ có một số ít em trung bình thì những em đã thi lại phần lớn là không biết gì cả, có ôn bao nhiêu thì cũng vậy thôi, các em đâu có tiếp thu được gì thêm về kiến thức. Vì vậy, ôn thi lại cũng chỉ là cách nói hình thức cho đẹp chứ thực chất là thầy cô làm bài trước cho học trò.

Có lẽ vì vậy nên không thầy cô nào muốn để cho học sinh thi lại. Một phần mỗi em thi lại cũng đồng nghĩa chất lượng yếu kém của bộ môn mình phụ trách cao hơn. Vào dịp hè lại phải đi vận động học sinh vào ôn tập, thầy cô lại phải làm kế hoạch, đề cương, đề thi rồi vào trường ôn hàng tuần mà học sinh cũng chẳng nâng lên được chút nào về kiến thức. Nhất là quy định hiện nay của ngành là không cho học sinh lưu ban 2 lần/cấp học.

Chính vì vậy, dù dở cỡ nào cũng phải “vớt” học sinh lên để các em lên lớp. Nhiều giáo viên khi tổ chức ôn đã “ôn rất sát” cho học trò vậy mà khi tổ chức kiểm tra các em vẫn không thể nào làm được bài. Vì thế, ngày kiểm tra phải đứng bên cạnh để nhắc nhở và “gà bài” cho học sinh làm bài.

Hiện nay, các môn thi lại chủ yếu ở trường phổ thông là 3 môn học: Ngữ văn, Toán, Anh văn. Ba môn học này thường được Ban giám hiệu nhà trường lựa chọn trong các môn mà học sinh có điểm tổng kết dưới trung bình. Trong ba môn học này thì môn Văn là kiểm tra tự luận hoàn toàn.

Vì vậy, giáo viên môn Văn thường khuyến khích học sinh viết “dài một chút” để lấy cơ sở nâng lên điểm trung bình, còn các môn Toán và Anh thì có phần trắc nghiệm nên chỉ việc khoanh tròn đáp án phần đọc-hiểu. Việc khoanh tròn đáp án này thực hiện khá dễ dàng vì có giáo viên gác thi “nhắc nhở”, phần vận dụng chỉ làm thêm 1-2 câu là các em dễ dàng đủ điểm vượt qua một kì thi lại.

Giáo viên không muốn để học sinh của mình thi lại bởi nhiều quy định ràng buộc của ngành và nhất là bệnh thành tích của từng đơn vị. Hơn nữa, việc tổ chức ôn thi lại cũng không thể nào nâng được kiến thức cho học trò. Khi đang học, được thầy cô giảng dạy, ôn tập, bạn bè giúp đỡ còn không nắm được kiến thức cơ bản thì việc ôn thi lại chỉ đơn thân một mình làm sao học sinh có thể vượt qua để đủ điểm trung bình.

Vì thế, thi lại là giáo viên tự làm khó mình nên thà “nương” một chút khi tổng kết điểm ở cuối năm học để không phải ôn thi lại cho học sinh trong hè là điều mà giáo viên phải tính toán và thực hiện từ trước.

Đa phần những em học sinh học yếu nhưng không “được phép” lưu ban đó là thực tế mà ai cũng biết. Vì thế, việc tổ chức thi lại cho học sinh phổ thông lâu nay vừa mất thời gian mà gần như chẳng đánh giá được gì bởi gần như đã thi lại là được lên lớp!

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm