| Hotline: 0983.970.780

Giật mình chuyện trẻ sớm thành... “người lớn”

Thứ Ba 05/01/2010 , 09:00 (GMT+7)

Ngày nay, không ít trẻ còn ở độ tuổi “vắt mũi chưa sạch” đã quen với những ngôn ngữ yêu đương. Bên cạnh đó, lứa tuổi cấp hai, cấp ba, yêu đương còn gắn với thứ “xa xỉ” hơn: nhà nghỉ.

Ảnh minh họa

“Con đang thất tình đây!”, lời tâm sự của Hoàng, cậu con trai học mẫu giáo khiến vợ chồng anh Khoa (Lạc Trung, Hà Nội) không khỏi giật mình, hoảng hốt.
 
Ngày nay, không ít trẻ còn ở độ tuổi “vắt mũi chưa sạch” đã quen với những ngôn ngữ yêu đương như Hoàng. Bên cạnh đó, lứa tuổi cấp hai, cấp ba, yêu đương còn gắn với thứ “xa xỉ” hơn: nhà nghỉ.

“Chíp chíp” cũng yêu

Hoàng là một trong hai cậu con trai sinh đôi của vợ chồng anh Khoa. Khác với người em hồn nhiên, Hoàng sớm vơ vẩn ý nghĩ về những “cuộc tình”. Khi được bố mẹ hỏi lại “Con có biết thế nào là thất tình không?” thì bé trả lời: “Thất tình là yêu một người mà không được người đó đáp lại ạ”…

Từ ngày cậu bé làm bố mẹ hoảng hồn vì “mối tình” sớm của mình đến nay đã được một năm. Suốt thời gian qua, Hoàng lúc nào cũng ngẩn ngơ, vương vấn vào chuyện tình yêu, em không để tâm đến việc học, bố mẹ có nhắc nhở thì em cũng chỉ mặt buồn rười rượi mà than: “Con rất buồn vì bạn Mai vẫn chưa cho con địa chỉ nhà bạn ấy”(!)

Cũng như Hoàng, Tú "biết yêu" khi em còn ở độ tuổi phải để mẹ rửa hộ mặt. Học lớp 4 trường tiểu học Thanh Liệt, Hà Nội, Tú có tình cảm với một bạn gái cùng lớp. Thấy Tú hay nhìn xa xăm, tủm tỉm một mình, chị gái hỏi thì em mân mê vạt áo, thẹn thùng: “Chị hứa không nói với mẹ nhé! Linh bảo bạn ấy yêu em suốt đời”.

Gần đây, trong giờ học thấy bạn gái ít nhìn mình, Tú hay nhấp nhổm. Em lúi húi viết vào mẩu giấy gửi cho "người yêu": “Anh thấy em không còn yêu anh nữa. Em đã hứa với anh đến đầu bạc răng long vẫn còn yêu anh đấy nhé”. Chưa kịp nhận thư trả lời của bạn gái, Tú đã bị cô giáo dạy môn tiếng Anh phát hiện, thu mẩu giấy và phản ánh lại với phụ huynh. Hôm đó, em bị một phen hú vía trước sự đe nẹt của bố mẹ.

Việc yêu đương của con nít dường như rộ lên thành... phong trào và chúng hớn hở cổ súy nhau. 

Như nhiều bạn khác, Ngọc, học sinh trường tiểu học Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội khoe, cả năm qua em đã làm liên lạc viên có “uy tín” cho bốn đôi yêu nhau ở trong lớp. “Khi em chuyển thư đến tay, các bạn ấy 'hạnh phúc' lắm”, Ngọc cong môi tự hào.

Đau lòng teen “yêu” sớm

Nhiều mối tình của học sinh cấp hai, cấp ba không giữ được sự trong sáng, trân trọng. Những đòi hỏi về khám phá bản thân và quan niệm lệch lạc trong tình yêu đã khiến các em đi quá xa tới mức hằn vết đáng buồn cho tuổi mới lớn. 

Ngày nay, qua các nhà nghỉ trên địa bàn Hà Nội, dễ bắt gặp những đôi "tuổi teen" đi xe đạp vào thuê phòng. Có em thẹn thùng, bẽn lẽn khi thấy xung quanh đông người nhưng cũng có nhiều em thản nhiên coi chuyện đó thật bình thường.

Biên và Minh cùng học lớp 8, yêu nhau được một năm. Ban đầu, Biên tặng Minh hoa hồng, thi thoảng em chở bạn gái đi ăn kem, bánh khoai… 

Sau những buổi cuối tuần  hẹn hò ở bờ hồ, công viên, Biên càng khao khát Minh hơn. Trong một buổi học, em đã viết thư đề nghị bạn gái phải chứng tỏ tình yêu của mình bằng sự hiến dâng tuyệt đối. Với quan điểm của tuổi mới lớn, yêu là cho hết, Minh đã ngoan ngoãn vâng lời.

Từ một cô gái ngoan hiền như Minh, về nhà mẹ “gọi dạ bảo vâng”, kín đáo và tế nhị giờ đây em đã là một “tay” biết yêu “chuyên nghiệp”. Không chỉ có những chuyến “phiêu lưu” của bản thân, em còn biết cách hướng dẫn bạn bè đến nhà nghỉ này an toàn hơn nhà nghỉ kia…

Cũng “mạo hiểm”  không kém đôi bạn này, Thư và Hồng (học lớp 8), mới yêu nhau được ba tháng đã lén lút trốn cha mẹ, đưa nhau đi tìm… nhà nghỉ. Oái oăm thay, trong lần “ăn vụng” đó Hồng đã bị rách “vùng kín”. Xấu hổ và sợ hãi không dám báo cho bố mẹ, Thư chở Hồng đến bác sĩ tư. Do phải đi xe đạp đoạn đường xa, ra nhiều máu, Hồng đã bị ngất, may mà các bác sĩ kịp thời cứu chữa.

Những câu chuyện thót tim như vậy nhưng khi đưa ra bàn luận với giới trẻ thì hầu như các em đều thản nhiên cho rằng đấy là bình thường. Có em còn hứng khởi “khoe” chiến tích về bạn mình: có những đứa đã “yêu” từ khi mới học lớp 7!!!

Trao đổi với phóng viên, tiến sĩ Trịnh Hòa Bình (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam) cho biết, ngày nay độ tuổi yêu và quan hệ tình dục lần đầu ở Việt Nam có xu hướng giảm đến mức đáng lo ngại, nhất là tại các thành phố lớn. 

Theo ông, giới trẻ có xu hướng bộc lộ mình sớm hơn, “tự chủ” nhiều hơn. Việc trẻ sớm được tiếp xúc với phim ảnh đã kích thích nhu cầu tình cảm của chúng. Không những thế, việc công nghệ thông tin bùng nổ làm cho trẻ tiếp cận với những luồng văn hóa ngoại lai dễ dàng hơn khiến cho việc trao đổi, “học hỏi” của trẻ trong phát triển giới tính cũng diễn ra với tốc độ nhanh, mạnh hơn.

Trong khi đó, thiết chế gia đình bị nới lỏng. Bố mẹ mải lo công việc không có thời gian quan tâm đến việc rèn dũa con cái. Nhiều bậc phụ huynh có quan điểm sai lầm trong việc chăm lo cho con cái. Họ chỉ quan tâm trang bị điều kiện vật chất cho con mà không chú ý đến tinh thần, tâm lý của chúng.
 
Cũng theo ông Bình, “tình yêu” của trẻ trong độ tuổi lớp 4, lớp 5, chỉ là sự ngộ nhận. Dù miệng chúng nói là yêu nhưng thực tế đó chỉ là sự quý mến, thích  nhau mà không có đích cụ thể.

(Theo TTXVN)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm