| Hotline: 0983.970.780

Giật mình tin tiêu hủy hơn 10 ngàn quyển sách ở Thư viện Uông Bí

Thứ Năm 15/03/2018 , 13:05 (GMT+7)

“Tôi nghĩ rằng hàng vạn quyển sách như thế mà lại mang đi tiêu hủy thì vấn đề không đơn giản. Ở đây, ai cho phép tiêu hủy thì người đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên”, ông Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam nói.

Tiêu hủy nhiều tài liệu quý hiếm

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP Uông Bí ký văn bản số 29/QĐ-VHTT, nêu rõ: Bán thanh lý báo, tạp chí 27 loại; Tiêu hủy 10.200 quyển sách.

img-8628160628187
Thư viện Uông Bí

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Uông Bí ra quyết định số 6662/QĐ-CTUBND “Phê duyệt Đề án Thanh lọc tài liệu thư viện” với mức kinh phí thực hiện là 2.400.000 đồng, trích từ ngân sách nhà nước. UBND TP Uông Bí cũng ra quyết định số 6663/QĐ-UBND thành lập hội đồng thẩm định tài liệu thư viện đề nghị thanh lọc (gồm 5 ông bà, trong đó Chủ tịch Hội đồng là một Phó Chủ tịch UBND TP Uông Bí). Hội đồng này đã ra biên bản thẩm định tài liệu thư viện, trong đó sách in là 10.200 bản, báo, tạp chí 27 loại, với kiến nghị thanh lý hết các loại tài liệu này.

Thư viện TP Uông Bí thành lập năm 1961. Đây là thư viện nổi tiếng nhất cả vùng than, lưu giữ nhiều tài liệu giá trị, hiếm có về lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Ninh và Đảng bộ thành phố Uông Bí.

Trong số sách bị tiêu hủy có: “Người công dân mới của gang thép” tác giả Lê Minh (Nhà xuất bản Kim Đồng, 1962); “Những ngày ở mỏ” (hồi ký - Ty Văn hóa Thông tin Quảng Ninh, 1971); “Nữ công thắng lãm” (phần chế biến các món ăn cổ truyền) tác giả Hải Thượng Lãn Ông (Lê Hữu Trác) do lương y Lê Trần Đức - Viện Nghiên cứu Đông y - biên dịch, phiên âm và chú giải (Nhà xuất bản Phụ nữ, 1971); “Chữ Nôm: Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến” của GS Đào Duy Anh (Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1975)…

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tuấn Cường, nhà nghiên cứu Hán Nôm, cuốn sách “Chữ Nôm: Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến” của học giả Đào Duy Anh đã bàn đến và bàn kĩ về hầu hết các bình diện then chốt liên quan đến chữ Nôm - lối chữ vuông của người Việt Nam.

“Cuốn sách có giá trị quan trọng, bản cũ rất khó tìm, hiện nay chưa tái bản độc lập, mà chỉ in gộp trong cuốn “Đào Duy Anh: Nghiên cứu văn hoá và ngữ văn” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 2005). Nếu sách không có hư hại hoặc mối mọt gì nặng, mà lại đem tiêu huỷ, thì thực sự đáng tiếc”, ông Cường nói.

Tài liệu bị thanh lý có 27 đầu báo, trong đó có tất cả các tập báo Nhân dân, báo Quân đội Nhân dân, báo Quảng Ninh suốt hơn 50 năm qua.

“Khi chúng tôi cần tìm tư liệu Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như Trường Chinh, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… về thăm Quảng Ninh thì một mẩu báo cũng không còn”, một cán bộ hưu trí tại Uông Bí bức xúc.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Giới - Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam, trong số hơn 10.000 quyển sách bị đem tiêu hủy đó, chắc chắn có những quyển còn dùng tốt. “Tôi nghĩ rằng hàng vạn quyển sách như thế mà lại mang đi tiêu hủy thì vấn đề không đơn giản. Ở đây, ai cho phép tiêu hủy thì người đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên”.
 

Không biết thư viện các cấp sẽ đi đến đâu

Bà Vũ Dương Thúy Ngà, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VH-TT&DL) cho biết: “Tôi giật mình trước thông tin thư viện TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh thanh lý và tiêu hủy hơn 10 nghìn quyển sách”.

img-7345160627379
Sách của Thư viện Uông Bí bị tiêu hủy

Theo bà Ngà, bình thường thư viện cấp huyện chỉ có được 5.000 - 6.000 quyển sách. “Thanh lý hơn 10.000 quyển sách tức là gần hết sách rồi. Khi xem những hình chụp thực trạng các quyển sách vẫn còn khá tốt, tôi thấy đó quả là một vấn đề”, bà Ngà cho biết.

Để làm rõ thông tin, chúng tôi đã trao đổi với ông Lê Minh Quang - Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thành phố Uông Bí. Ông Quang cho biết phụ trách trực tiếp thư viện là Trung tâm Truyền thông và Văn hóa thành phố Uông Bí. Chúng tôi liên hệ với bà Đỗ Thị Thúy Hạnh - Giám đốc đơn vị này, bà Hạnh từ chối trả lời, cho biết địa phương đã có văn bản báo cáo cấp trên, đề nghị PV tự tìm hiểu.

Trong văn bản 1589/UBND năm 2017, báo cáo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh, Sở TT-TT tỉnh Quảng Ninh, ông Phạm Tuấn Đạt, Phó chủ tịch UBND TP Uông Bí cho rằng: “Công tác thanh lọc tài liệu của Thư viện Uông Bí trong những năm qua đã được thực hiện theo đúng quy định. Các tài liệu của thư viện đều được lưu giữ và bảo quản theo đúng quy trình và quy định của các cấp”. Báo cáo này không hề nhắc đến hình thức tiêu hủy hơn 10 nghìn quyển sách của thư viện thành phố.

Bà Ngà khẳng định chưa bao giờ nhận được báo cáo của đơn vị nào thanh lý và tiêu hủy số lượng sách nhiều như thư viện Uông Bí. “Đáng tiếc là thư viện Uông Bí không tặng cho các thư viện khác. Chúng tôi thấy cần rút kinh nghiệm cho những trường hợp khác, nếu không, cứ thế này thì không biết thư viện các cấp sẽ đi đến đâu”, Vụ trưởng Vụ Thư viện nói. (Còn nữa)

Pháp lệnh Thư viện (2000) - Điều 29: “Người nào vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về thư viện thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật”.

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm