| Hotline: 0983.970.780

Giấu dịch, hỗ trợ kỳ lạ làm dịch tai xanh phức tạp hơn

Thứ Ba 18/05/2010 , 10:12 (GMT+7)

Một chính sách ra đời không đảm bảo ngăn chặn được dịch tốt, giảm thiệt hại cho nhà nước và nông dân thì tác dụng ngược của chính sách đó là nguyên nhân làm cho dịch lây lan, diễn biến phức tạp hơn.

Ông Hoàng Văn Năm, Q. Cục trưởng Cục Thú y
Ông Hoàng Văn Năm, Q. Cục trưởng Cục Thú y cho rằng, một chính sách ra đời không đảm bảo ngăn chặn được dịch tốt, giảm thiệt hại cho nhà nước và nông dân thì tác dụng ngược của chính sách đó là nguyên nhân làm cho dịch lây lan, diễn biến phức tạp hơn.

Thưa ông, Cục có bị bất ngờ trước đợt dịch tai xanh này?

Đầu tháng 4, khi nhận thông tin từ Hải Dương, chúng tôi xác định ngay đây là một đợt dịch mới, có khả năng theo quy luật 3 năm một lần (lần đầu xuất hiện tai xanh năm 2007). Lập tức chúng tôi đã chỉ đạo quyết liệt.

Không bất ngờ và chỉ đạo quyết liệt sao nhiều địa phương vẫn lúng túng, chậm trễ chống dịch?

Chúng tôi biết dịch xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng các tỉnh báo cáo chậm dù có thể họ phát hiện sớm, như Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang. Đặc biệt là Bắc Ninh và Bắc Giang. Riêng với Bắc Giang, đến tận mùng 7/5 mới công bố dịch. Nhưng cũng có tỉnh phát hiện dịch là báo cáo ngay và làm rất quyết liệt như Thái Bình, Nam Định, Nghệ An.

Chính điều này dẫn đến dịch lây lan nhanh, thiệt hại lớn?

Đúng vậy.

Không chỉ giấu dịch, có tỉnh còn ra chính sách hỗ trợ chậm và lạ kỳ?

Tôi có thể khẳng định là chính sách hỗ trợ của các tỉnh ra chậm lại không phù hợp. Chậm là ở chỗ khi dịch đã xảy ra ở nhiều nơi, lợn của dân chết ở nhiều nơi nhưng các tỉnh không trình Chủ tịch UBND tỉnh ra chính sách hỗ trợ kịp thời theo QĐ 719 của Thú tướng Chính phủ. Các tỉnh hiểu QĐ này của Thủ tướng chưa đồng nhất. 25 ngàn đ/kg lợn hơi là phần động, vấn đề quan trọng là xem xét bằng 70% giá trên thị trường ở thời điểm đó. Việc một số địa phương ban hành mức hỗ trợ 18 ngàn đ/kg lợn hơi là phù hợp, dân đồng tỉnh ủng hộ và việc chống dịch hiệu quả hơn, số lượng phải tiêu hủy ít hơn.

Giá hỗ trợ giữa các tỉnh ở ĐBSH khác nhau dẫn đến hậu qủa gì, thưa ông?

Tỉnh thì hỗ trợ 25 ngàn đồng/kg, tỉnh lại chỉ 15 ngàn đồng/kg, tỉnh 18 ngàn đồng, tỉnh 20 ngàn đồng. Điều này làm cho người dân thắc mắc. Hậu quả là người ta vận chuyển lợn dịch từ nơi giá thấp đến nơi cao dưới mọi hình thức, như lấy giấy kiểm dịch ở nơi chưa có dịch nhưng vận chuyển lợn ở nơi có dịch. Chúng ta có kiểm soát, nhưng không thể kiểm soát nổi.

Trả lời câu hỏi hiện có những cán bộ thú y, hộ dân, nhà khoa học (như TS “Khải ô- zôn”)…chữa được bệnh tai xanh, ông Hoàng Văn Năm cho biết Cục Thú y rất ghi nhận. Tuy nhiên đến thời điểm này Cục vẫn chưa có một phác đồ nào điều trị bệnh tai xanh.

Thưa ông, đây không phải là lần đầu tiên các tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ dịch bệnh. Tại sao cứ lúng túng mãi?

Những lần dịch trước việc ban hành chính sách khá tốt, kịp thời, nhưng lần này thì quá dở.

Rõ ràng nhiều tỉnh đã không quan tâm đúng mức đến quyền lợi nông dân?

Có những chính sách kỳ lạ, nhiều tỉnh lúng túng, giấu dịch, chậm trễ, ỉ lại trong công bố dịch và ban hành chính sách hỗ trợ do đâu thì chỉ các các tỉnh mới trả lời được. Một số địa phương nói họ chịu áp lực của QĐ719 và chờ chính sách mới của TƯ. Nói như thế là ỉ lại vì trong QĐ719 của Thủ tướng đã nói rõ là căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương mình để hỗ trợ cơ mà. Quyền quyết định là của ông Chủ tịch UBND tỉnh chứ.

Nói vậy nhưng một số địa phương cho rằng ngay TƯ, tức là Cục Thú y của ông cũng lúng túng, loanh quanh trong việc đối phó và hướng dẫn ban hành chính sách hỗ trợ?

Sự trông chờ của địa phương là không cần thiết. Vì tại QĐ719, QĐ80 đã rất cụ thể rồi.

Cảm ơn ông!

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Đưa cán bộ khuyến nông sang Nhật Bản học tập và làm việc

HÀ NỘI Ngày 22/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam tiếp và làm việc với đoàn đại biểu quận Nikicho (tỉnh Hokkaido, Nhật Bản).

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.