| Hotline: 0983.970.780

Giàu nhờ vú sữa

Thứ Năm 24/03/2011 , 10:22 (GMT+7)

Vú sữa dễ trồng, ít bị bệnh, trái ra đều đặn, ít bỏ mùa như xoài.

Từ khi thương hiệu cây vú sữa Lò Rèn vang danh, nhiều khách hàng gần xa nghĩ rằng loại vú sữa nầy chỉ phổ biến ở Vĩnh Kim, Châu Thành - Tiền Giang. Thực ra, hầu như vùng đất nào ở ĐBSCL cũng trồng được loại vú sữa này.

Phong Điền, Cần Thơ xưa kia từng nổi tiếng với những loài cây có múi, nhất là cam mật, nhưng từ sau năm 1975, do cây bị bệnh liên tục nên diện tích trồng thu hẹp dần. Nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nâng cao hiệu quả cây trồng, ngành nông nghiệp đã hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi vật nuôi cây trồng, trong đó thành công nhất là cây vú sữa. Phong Điền hiện có diện tích trồng cây ăn trái trên 5.700 ha, trong đó cây đang được bà con nông dân chú ý nhân rộng là vú sữa, xoài và dâu hạ châu.

Ông Trương Tấn Tài, nguyên bí thư xã Giai Xuân thời chống Mỹ, nay là phó ban đại diện Người cao tuổi huyện Phong Điền cho biết Giai Xuân là một trong những nơi hứng chịu nhiều bom đạn nhất trong chiến tranh. Sau ngày tiếp thu, đời sống bà con vô cùng khó khăn, mọi người phải ra sức san lắp hố bom để cày cấy, trồng trọt nhưng thu nhập vẫn không cao. Kể từ khi chuyển sang trồng cây vú sữa lò rèn, nhiều gia đình đã khá lên. Có hộ trồng 5, 6 công mỗi năm thu nhập trên 200 triệu đồng.

Ông Mai Văn Hai, một cựu chiến binh ở ấp Nhơn Lộc 1 A, thị trấn Phong Điền (giáp với xã Giai Xuân) đứng trước ngôi nhà khang trang vừa mới cất, phấn khởi cho biết: ngôi nhà nầy có được cũng nhờ cây vú sữa. Nếu tính riêng ấp nầy cũng có trên 80 % hộ trồng vú sữa, trong số đó đã có tới 12 hộ xây nhà tường nhờ loại cây nầy. Ông Hai trồng ba loại vú sữa: lò rèn, cà na và vú sữa tím, trong đó loại Lò Rèn có giá nhất, đầu mùa lên tới 30.000 đ/kg, cuối mùa rẻ nhất cũng trên 15.000 đ/kg. Ông cho biết vú sữa dễ trồng, ít bị bệnh, trái ra đều đặn, ít bỏ mùa như xoài. Ở Phong Điền, bà con trồng vú sữa có hai cách, hoặc chuyên canh hoặc trồng xen với các loại cây ăn trái khác. Nếu trồng chuyên canh phải có mương dẫn nước, đất trồng cao hơn mục nước từ 3 – 4 dm. Mỗi líp chỉ trồng một hàng cây và cách nhau khoàng 7 m.

Ông Hai cho biết vú sữa tuy dễ trồng, dễ thích nghi với vùng đất cao, đất nạc, nơi có mực nước phù sa lên xuống, nhưng người trồng cũng phải nắm vững kỹ thuật từ lúc chọn giống, lên liếp cho tới lúc bón phân, bẻ trái. Điều cần nhất là sau khi thu hoạch cuối vụ, nhà vườn phải cắt tỉa bớt nhánh, xử lý đúng kỹ thuật để giúp cây phát tán đều, nhận đủ ánh sáng để trái mùa sau sai, to và chất lượng ngon hơn. Theo kinh nghiệm của ông, nếu vườn trồng đạt yêu cầu, mỗi công vú sữa có thể thu hoạch từ 2 – 4 tấn, trừ hết các chi phí còn lời từ 20 - 30 triệu đồng (tùy cây mới trồng hoặc trồng lâu năm). Thông thường một cây vú sữa chiết, sau 2 năm chăm sóc sẽ cho trái chiếng, nhưng phải sau 5 năm cây mới cho trái sai, cây càng to, trái càng nhiều. 

Vào những ngày vô vụ, nếu có dịp về Giai Xuân – Phong Điền chúng ta sẽ tận mắt chứng kiến những vườn vú sữa trĩu quả, trái to, căng tròn thật ấn tượng. Và không gì vui bằng cảnh bà con tất bật hái trái, vận chuyển đến các vựa để phân loại, đóng hàng chở đi các nơi khiến cho miền quê trở nên rộn ràng tất bật. Nhờ trồng nhiều nên thương lái đến tân nơi thu hàng, bà con không còn phải vất vả chở đi bán lẻ như trước kia.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm