| Hotline: 0983.970.780

Giới tài phiệt đang chi phối toàn cầu?

Thứ Sáu 05/03/2021 , 17:08 (GMT+7)

Thực tế cho thấy, các tỷ phú - những nhà tài phiệt đã và đang nỗ lực chi phối thế giới trong rất nhiều mặt, từ kinh tế - chính trị cho đến khoa học.

Trong mắt nhiều người, Quỹ Bloomberg Philanthropies bị cho là mối đe dọa với sức khỏe và khoa học thế giới.

Trong mắt nhiều người, Quỹ Bloomberg Philanthropies bị cho là mối đe dọa với sức khỏe và khoa học thế giới.

Chính phủ Úc là quốc gia tiếp theo vừa trải qua “cuộc chiến” với Facebook của tỷ phú Mark Zuckerberg. Trên trang cá nhân của mình, Thủ tướng Scott Morrison viết rằng: “Họ có thể đang thay đổi thế giới này, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc họ có thể vận hành thế giới”.

Cựu thị trưởng thành phố New York, tỷ phú Michael Bloomberg là một ví dụ tiếp theo về việc giới tài phiệt đang muốn “vận hành thế giới”, đôi khi bằng cách trao đi “những đồng đô-la từ thiện”.

Từ chi tiền cho thế giới…

Quỹ từ thiện Bloomberg Philanthropies được Michael Bloomberg sáng lập năm 2006, tập trung vào nhiều lĩnh vực trọng yếu của các quốc gia như Sức khỏe cộng đồng, Môi trường, Đổi mới chính phủ, Văn hóa – nghệ thuật và Giáo dục.

Bằng sức mạnh tài chính của mình, Bloomberg Philanthropies hiện diện tại hầu hết các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển vốn luôn thiếu hụt ngân sách cho các hoạt động cộng đồng.

Tầm ảnh hưởng của những tổ chức như Bloomberg Philanthropies có thể được khái quát hóa bằng việc tổ chức này trao giải thưởng cho Chính phủ Philippines và nhiều quốc gia khác về thành tựu trong việc phòng chống thuốc lá. Điều mà theo logic thông thường nên diễn ra theo chiều hướng ngược lại.

Michael Bloomberg cũng là tỷ phú hào phóng nhất nước Mỹ với 15 lần được vinh danh trong danh sách 50 nhà từ thiện lớn nhất (Philanthropies 50).

Chỉ tính riêng năm 2019, năm công bố quyết định tham gia cuộc đua vào Nhà trắng, Michael Bloomberg đã dành đến 3,3 tỷ USD cho các hoạt động từ thiện và chiếm giữ vị trí số 1 trong danh sách Philanthropies 50, vượt hơn người thứ 2 đến gần 1 tỷ USD.

David Callahan, tác giả cuốn sách 'The Givers: Wealth, Power, and Philanthropy in a New Gilded Age' nhận định: "Hầu hết mọi người không nghĩ rằng những đồng tiền trao đi dưới mục đích từ thiện là con đường mang lại tầm ảnh hưởng chính trị, nhưng sự thật là vậy".

Quan sát hành trình thiện nguyện cùng những bước đi chiến lược, phương thức tạo ảnh hưởng của Michael Bloomberg trên thế giới trong nhiều năm, Anand Giridharadas, người viết quyển “Winners Take All: The Elite Charade of Changing the World” nhận xét đầy mỉa mai rằng: “Michael Bloomberg là bậc thầy trong việc dạy cho thế giới bài học 'đỡ người để nâng mình' và rằng tuyên ngôn 'thay đổi thế giới' thực chất là công cụ tốt nhất để giữ cho thế giới nguyên hiện trạng của nó”.

Michael Bloomberg, dù đã cho đi đến hơn 10 tỷ USD cho mục đích từ thiện nhưng việc này chưa bao giờ làm ông trở nên nghèo đi. Ngược lại tài sản của ông vẫn tăng đều hàng năm. Ông trùm truyền thông này hiện sở hữu khối tài sản lên đến 55 tỷ USD, nằm trong nhóm đầu danh sách những người giàu nhất thế giới.

Cho đi là nhiều mãi. Điều này cũng đúng với những tỷ phú chăm làm từ thiện khác.

… Đến chi phối thế giới

Michael Bloomberg đang vướng phải cáo buộc “viện trợ phi pháp” tại Philippines nhằm chi phối chính sách phòng chống thuốc lá ở quốc gia này theo chủ ý của Bloomberg.

Trước đó, các quan chức của Cục quản lý Dược và Thực phẩm (QLDTP) Philippines tiết lộ cơ quan này đã nhận tiền tài trợ từ tổ chức Sáng kiến Bloomberg (Bloomberg Initiative) và Liên minh Phòng chống lao và bệnh phổi quốc tế (The Union) cho những nỗ lực kiểm soát thuốc lá.

Việc này diễn ra trong bối cảnh Chính phủ Philippines, Cục QLDTP và các bộ ngành trong quá trình nghiên cứu những dự thảo để ban hành luật đối với các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới.

Một cơ quan y tế nhà nước như Cục QLDTP lại nhận tài trợ của tổ chức phòng chống thuốc lá như Bloomberg Initiative và The Union đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ nhiều phía.

Trong đó, TS. Roberto A. Sussman, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Khoa học Hạt nhân thuộc Đại học Quốc gia Mexico, đánh giá: “Những khoản tiền này thường dưới hình thức tài trợ hoặc quyên góp. Theo đó các khoản tài trợ này không bắt buộc phải được giải thích hoặc rà soát kỹ lưỡng; đồng thời, hồ sơ theo dõi, giải ngân các khoản tiền này cũng không được quan tâm. Tôi nghĩ tiền lệ xảy ra tại Philippines có thể được biết đến tại các nước châu Á khác cũng như các quốc gia châu Mỹ Latinh và châu Phi”.

Rõ ràng, khoản tiền tài trợ dành cho Cục QLDTP không nằm ngoài mục đích đổi lại chiến lược kiểm soát thuốc lá theo thiên kiến của Bloomberg. Hành vi này vi phạm pháp luật ở Philippines và có thể là cả ở Mỹ.

Bloomberg Philanthropies thông qua chương trình Bloomberg Initiative đã và đang đổ núi tiền vào các chiến dịch quy mô trên toàn cầu, và phòng chống thuốc lá là một trong những hoạt động mà Bloomberg ưu tiên tài trợ.

Những đồng đô-la từ thiện của Bloomberg và các tổ chức thuộc quyền của mình không chỉ là một dạng lũng đoạn chính sách mà nguy hiểm hơn, nó có thể trở thành một mối nguy thực sự với khoa học và y tế thế giới.

Những nỗ lực Bloomberg nhằm thao túng các chính phủ trong việc hạn chế các lựa chọn thay thế thuốc lá không chỉ diễn ra ở Philippines, bất chấp hàng loạt những nghiên cứu khoa học đã chứng minh thuốc lá điện tử hay thuốc lá nung thực chất ít gây hại hơn so với thuốc lá điếu do đã loại bỏ được quá trình đốt thuốc lá.

Clive Bates - cựu Giám đốc tổ chức Hành động về Hút thuốc và Sức khỏe ASH (Anh quốc) cũng nhận xét, Michael Bloomberg, tỷ phú trong lĩnh vực dịch vụ tài chính Mỹ đang tận dụng khối tài sản của mình để thúc đẩy việc cấm các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới cũng như hướng tiếp cận cứng nhắc “cai thuốc lá hoặc là chết” đối với chính sách quản lý thuốc lá.

“Ông Bloomberg có rất ít kinh nghiệm về sức khỏe cộng đồng cũng như không nắm bắt được thực tế cuộc sống của những người liên quan,” Bates nói thêm.

Rất có thể, Bloomberg đang nỗ lực để “kiểm soát thuốc lá một cách tích cực” nhưng lại “chống thuốc lá thế hệ mới một cách cực đoan”.

Bloomberg Philanthropies, Bloomberg Initiative hoạt động rộng khắp trên thế giới, đặc biệt nổi trội tại các nước đang phát triển hay các nền kinh tế mới nổi từ châu Phi, khu vực Mỹ Latinh đến Đông Nam Á.

Những tổ chức này không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với Chính phủ, các bộ ngành, các tổ chức tại các nước sở tại mà còn là nhà tài trợ lớn cho các tổ chức phi lợi nhuận theo đuổi nghị trình chống thuốc lá như HealthBridge Canada, Campaign for Tobacco-Free Kids, Vital Strategies… và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - tổ chức có ảnh hưởng đến chính sách y tế của rất nhiều quốc gia, cùng Thống kê sơ bộ, quỹ Bloomberg đã tài trợ cho WHO hơn 1 tỷ USD thông qua Bloomberg Initiative để phòng chống thuốc lá.

Phòng chống thuốc lá là mục tiêu dài hạn mang tính toàn cầu, nhưng hạn chế hoặc loại trừ những sản phẩm thay thế giảm thiểu tác hại không phải là chiến lược hướng đến mục tiêu chung.

Không khó để hiểu vì sao Bloomberg không thể thuyết phục công chúng về động cơ từ thiện của mình và dù là nhà từ thiện hào phóng bậc nhất thế giới, Bloomberg vẫn bị định danh là người góp phần bóp méo khoa học và gây ảnh hưởng tiêu cực đến y tế và khoa học trên toàn cầu.

(Theo Blitz, Inside Sources, Journal, Manila Bulletin)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm