| Hotline: 0983.970.780

Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật hoa, cây cảnh

Thứ Ba 25/12/2018 , 14:50 (GMT+7)

Hiện các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau quả đã chủ động sản xuất được nhiều giống hoa có giá trị cao, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước.

08-23-20_thu_truong_le_quoc_donh_thm_mo_hinh_nhn_giong_ln_ho_diep_cht_luong_co_ti_vien_nc_ru_qu
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra mô hình nhân giống lan hồ điệp tại Viện Nghiên cứu Rau quả

Mới đây, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tổ chức hội nghị giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật (TBKT) về hoa, cây cảnh giai đoạn 2013 - 2018, thu hút được sự quan tâm tham dự của nhiều nhà khoa học đến từ các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành trong nước và quốc tế, cùng gần 200 đại biểu là các doanh nghiệp, chủ trang trại...

Hội nghị đã diễn ra trong bầu không khí nhiệt tình, sôi nổi, rực rỡ sắc màu của nhiều loại hoa mới, với nhiều ý kiến phát biểu tâm huyết, mang tính xây dựng cao.

GS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam nhận xét: “Nhìn chung nhiều ngành sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn lạc hậu so với thế giới, riêng lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh đã tiệm cận được trình độ công nghệ quốc tế.

Đạt được kết quả này, là nhờ có sự nỗ lực đồng hành của nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp, trong đó đóng quan trọng của các nhà khoa học của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh. Đề nghị Viện Nghiên cứu Rau quả, trực tiếp là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống phần mềm IoT, nhằm quản lý, giám sát kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm cây hoa, bằng điều khiển tự động từ xa, giúp các trang trại sản xuất hoa trên toàn quốc, có thể kết nối với các nhà quản lý, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp ở mọi lúc, mọi nơi".

08-23-20_khch_quoc_te_thm_qun_mo_hinh_sn_xut_ln_ho_dien_ti_vien_nc_ru_qu
Khách quốc tế tham quan mô hình SX lan hồ điệp

Nguyên Viện trưởng Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam, GS.TSKH Trần Duy Quí cho rằng: “Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh mới thành lập chưa đầy 10 năm, được coi là cơ sở nghiên cứu non trẻ, nhưng đã mở rộng quan hệ hợp tác chặt chẽ được với Hiệp hội Hoa, cây cảnh Quốc tế (AIPH), Hiệp hội Hoa Hà Lan, Hiệp hội Hoa lan Đài Loan, Hiệp hội Hoa lan Thái Lan, Hiệp hội Hoa đỗ quyên Nhật Bản... Đã đầu tư xây dựng được cơ sở hạ tầng nghiên cứu và sản xuất hoa ở qui mô công nghiệp, công nghệ cao. Sưu tầm lưu trữ được 450 nguồn gen hoa, cây cảnh quí hiếm. Lai tạo, chọn lọc được gần 50 giống hoa mới. Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện được trên 70 qui trình kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh các chủng loại hoa.

Đặc biệt đã bồi dưỡng, đào tạo được rất nhiều cán bộ là các ThS, TS, PGS.TS rất chuyên sâu về lĩnh vực hoa, cây cảnh. Tuy nhiên, để Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh trở thành nơi lưu trữ nguồn gen hoa, cây cảnh trong nước và quốc tế, thì trung tâm cần liên kết chặt chẽ hơn nữa với các cá nhân, tổ chức nghiên cứu hoa cây cảnh trong nước".

Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Vụ trưởng Vụ Khoa học - công nghệ & MT (Bộ NN-PTNT) lưu ý: Hiện một số địa phương trồng hoa lớn ở nước ta mới chỉ xuất khẩu được 10 - 15% lượng hoa cắt cành, nguyên nhân do chúng ta không tự chủ được nguồn giống. Đề nghị trong thời gian tới, Viện Nghiên cứu Rau quả tập trung hơn nữa cho công tác lai tạo giống mới, và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ giống...

08-23-20_gioi_thieu_mot_so_giong_ln_ho_diep_trien_vong
Một số giống lan hồ điệp triển vọng của Viện

Ông Phan Ngọc Oanh (HTX Hoa, cây cảnh Xuân Quan, Hưng Yên) chia sẻ, vùng hoa Xuân Quan phát triển sầm uất được cả nước biết đến như hiện nay, là nhờ có sự giúp đỡ rất lớn từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa, cây cảnh. Tuy nhiên tại hội nghị hôm nay, ông mới chỉ thấy được kết nối với 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp), rất mong từ các hội nghị sau có thêm sự hiện diện của "nhà banh" (ngân hàng), vì cơ chế cho vay vốn phát triển sản xuất của người dân còn gặp nhiều khó khó khăn.

"Viện Nghiên cứu Rau quả đã tổ chức thành các nhóm nghiên cứu khoa học chuyên sâu, theo từng đối tượng cây hoa, cây cảnh, nhằm tạo tính chuyên nghiệp cao, như các nước tiên tiến trên thế giới...", PGS.TS Đặng Văn Đông, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm