| Hotline: 0983.970.780

Giống cây lâm nghiệp là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất

Chủ Nhật 11/11/2018 , 15:05 (GMT+7)

Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ ở TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã nghiên cứu và xây dựng thành công quy trình nhân giống keo lai các dòng BV33, BV73,BV75 bằng công nghệ nuôi cây mô tế bào và hoàn thiện quy trình giâm hom cải tiến nhằm xây dựng vườn ươm giâm hom cây lâm nghiệp chất lượng cao tại Quảng Trị.

14-47-00_keo_1
Cán bộ của Trung tâm nghiên cứu công nghệ nuôi cấy mô tế bào keo lai

Giống là nhân tố đầu tiên quyết định năng suất và chất lượng cây trồng. Nhất là với ngành Lâm nghiệp, một ngành sản xuất kinh doanh có chu kỳ dài thì ảnh hưởng của chất lượng giống cây trồng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất lớn. Theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng Quảng Trị giai đoạn 2011-2020, bình quân mỗi năm tỉnh này trồng mới gần 1 ngàn ha rừng phòng hộ, đặc dụng và gần 6 ngàn ha rừng sản xuất. Do vậy, nhu cầu giống có năng suất và chất lượng phục vụ công tác trồng rừng là rất cao.

Tuy nhiên, kết quả điều tra đánh giá thực trạng hệ thống vườn ươm và năng lực cung cấp cây giống của các vườn ươm giống cây lâm nghiệp tại địa phương còn rất hạn chế. Toàn tỉnh có hơn 25 vườn ươm cung cấp giống cây lâm nghiệp cho nhu cầu trồng rừng, trong đó có nhiều vườn ươm quy mô hộ gia đình, sản xuất dựa vào kinh nghiệm là chính, sử dụng kỹ thuật cũ để sản xuất giống, hạn chế tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật về nguồn giống nên chất lượng giống chưa cao…

Ông Phạm Xuân Đỉnh, Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ, cho biết đối với tỉnh Quảng Trị, keo lai là cây trồng được phổ biến từ năm 2000 để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dăm. Đặc biệt gần đây từ các kết quả của chương trình chọn giống cho các loài keo của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tiếp tục chọn được thêm nhiều dòng keo lai có tiềm năng sinh trưởng và sức chống chịu tốt, như keo lai BV33, BV73, BV75 là dòng đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống quốc gia, giống tiến bộ kỹ thuật có khả năng chống chịu bệnh tốt. Giống keo này sinh trưởng nhanh trên cả lập địa có tầng đất mỏng, nghèo chất dinh dưỡng song vẫn cho năng suất gỗ cao. Ở điều kiện lập địa trung bình năng suất đạt từ 20 đến 25m3/ha. Do đó, việc phát triển nhanh các giống này vào SX lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

14-47-00_keo_2
Giai đoạn vườn cây đầu dòng các giống keo lai BV33, BV73, BV75 tại Hải Lăng

Sau hai năm thực hiện đề tài, Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ đã nghiên cứu xây dựng thành công quy trình nhân giống keo lai các dòng BV33, BV73, BV75 bằng công nghệ nuôi cây mô tế bào tại Quảng Trị; đồng thời nghiên cứu hoàn thiện quy trình giâm hom cải tiến tại địa bàn này để xây dựng vườn ươm giâm hom cây lâm nghiệp chất lượng cao tại Quảng Trị.

Sau khi điều tra các vườn ươm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, Trung tâm đã lựa chọn xây dựng 3 mô hình vườn giâm hom tại các huyện Hải Lăng, Cam Lộ và Triệu Phong. Trung tâm tiến hành tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cải tạo hệ thống nước, che sáng tại các vườn ươm cho phù hợp, đầu tư 3 bồn chứa nước, 3 máy ngiền đất… với mật độ trồng 6.250 cây giống/1.000m2. Cây giống là cây đầu dòng keo lai nuôi cấy mô dòng BV33, BV73, BV75.

Tiếp đó Trung tâm tổ chức tập huấn hướng dẫn kỹ thuật giâm hom cải tiến, chuyển giao công nghệ giâm hom cải tiến cho các học viên là chủ vườn ươm ươm keo lai trên địa bàn. Tiếp tục Trung tâm tổ chức tập huấn chuyển giao công nghệ nhân giống keo lại dòng BV33, BV73, BV75 bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào cho các học viên.

Ông Phạm Xuân Đỉnh, Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ cho biết nghiên cứu xây dựng vườn giâm hom quy mô hộ gia đình nhằm mục đích sản xuất cây giống có chất lượng và chuyển giao công nghệ tiến bộ kỹ thuật tới toàn thể người dân đẩy mạnh công tác trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện và bảo vệ môi trường sinh thái. Việc Trung tâm nhân giống nuôi cấy mô thành công keo lai các dòng BV33, BV73, BV75 tại Quảng Trị giúp bổ sung vào cơ cấu giống cây trồng rừng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế của nghề rừng của địa phương này.

14-47-00_keo_3
Mô hình vườn giống giâm hom keo lai BV33, BV73, BV75 quy mô hộ gia đình tại Cam Lộ

Trung tâm đã xây dựng được 3 mô hình vườn ươm giâm hom lâm nghiệp quy mô 50 vạn cây/năm chuyển giao cho người dân. Hoàn thiện công nghệ tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nhân giống keo lai bằng phương pháp giâm hom cải tiến và nuôi cấy mô cung cấp nguồn giống có chất lượng cao, góp phần nâng cao năng suất rừng trồng và chuỗi giá trị sản xuất lâm nghiệp không chỉ ở Quảng Trị mà còn cả vùng Bắc Trung bộ, góp phần cải thiện đời sống của người dân sống bằng nghề trồng rừng và giàu với nghề trồng rừng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao kết quả nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp của Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ. Ông Đồng kiến nghị các Bộ, ngành Trung ương cần có chính sách khuyến khích đầu tư để tăng sản lượng và nâng cao chất lượng cây giống tại các vườn ươm có quy mô vừa và nhỏ. Cần tăng cường công tác quản lý thị trường cây giống, tạo lợi thế cạnh tranh công bằng cho các hộ sản xuất giống đảm bảo chất lượng, giống có chứng chỉ. Quảng bá, giới thiệu các giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia để không ngừng phát triển ngành Lâm nghiệp ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới.

 

(Kiến thức gia đình số 45)

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Giám sát, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng tôm giống

Các cơ sở sản xuất tôm giống Bình Thuận không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học kỹ thuật để giữ vững uy tín, thương hiệu tôm giống.  

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm