| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa Long Hương 1146: 'Đối tác' của canh tác tôm - lúa

Thứ Ba 30/07/2019 , 13:51 (GMT+7)

Thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao (7-8 tấn/ha), chất lượng gạo dẻo ngon, đặc biệt là khả năng chịu mặn phổ biến 3-5‰, giống lúa lai ba dòng Long Hương 1146 là sự lựa chọn tốt cho các vùng SX tôm – lúa tại ĐBSCL.

Long Hương 1146 là giống lúa lai 3 dòng do Cty Hữu hạn Nông nghiệp công nghệ cao Viên Long Bình (Trung Quốc) nghiên cứu lai tạo. Tại Việt Nam, Cty TNHH Hạt giống Nông Thuận Phát (Bình Dương) đăng ký khảo nghiệm và công nhận. Giống đã được đưa vào mạng lưới khảo nghiệm giống lúa lai của mạng lươí khảo nghiệm giống lúa quốc gia từ vụ Hè Thu 2016, ĐX 2016 – 2017 và Hè Thu 2017.

Giống lúa Long Hương 1146 khảo nghiệm tại Kiên Giang.

Thời gian qua, Long Hương 1146 đã được đưa vào SX khảo nghiệm tại nhiều địa phương tại ĐBSCL, nhất là các mô hình kết hợp tôm – lúa như Tân An (Long An), Long Phú (Sóc Trăng), U Minh (Cà Mau), Vị Thủy (Hậu Giang), Hòn Đất (Kiên Giang)... Tại các vùng khảo nghiệm cho thấy đây là giống ngắn ngày (thời gian sinh trưởng tù 100-105 ngày), ngắn hơn so với đối chứng khoảng 5 ngày.

Giống cho năng suất cao, trung bình đạt từ 7-8 tấn/ha, cao hơn so với các giống lúa SX phổ biến hiện nay tại các vùng khả nghiệm từ 10-15%. Ngoài ra, Long Hương 1146 còn là giống lúa lai 3 dòng nhưng cho chất lượng gạo dẻo, ngon (hàm lượng Amylose trung bình 16%), tỉ lệ xay xát cao, ít bạc bụng, chiều dài hạt đạt trên 7mm, rất phù hợp với các vùng SX gạo XK. So với các giống lúa phổ biến tại ĐBSCL hiện nay, Long Hương 1146 cho hiệu quả kinh tế cao hơn từ 25-40%.

Giống lúa Long Hương 1146 khảo nghiệm tại mô hình lúa – tôm tại Thới Bình (Cà Mau) năm 2016. Đây là năm hạn, mặn xâm nhập rất cao. Các giống lúa khác chết hết vì mặn, riêng mô hình giống Long Hương 1146 vẫn cho thu hoạch 7,2 tấn/ha.

Đặc biệt, ưu điểm chính của Long Hương 1146 là giống có khả năng chịu mặn rất tốt, các kết quả khảo nghiệm cho thấy giống có khả năng chống chịu mặn từ 3 - 5(kết quả khảo nghiệm khả năng chịu mặn của Trung tâm giống Nông nghiệp Cà Mau vụ Mùa 2017 thực hiện tại ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước).

Bên cạnh đó, giống còn được đánh giá có khả năng chống chịu với rầy nâu và đạo ôn cấp 1-3 ngoài đồng ruộng... Đây là những ưu thế nổi trội, nhất là phù hợp vơi định hướng phát triển tôm – lúa trong bối cảnh biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ngày càng gay gắt tại các tỉnh ĐBSCL.

Vừa qua, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) đã công nhận cho SX thử nhằm tiếp tục đánh giá, nhằm sớm kết luận cho phép đưa Long Hương 1146 ra SX trên diện rộng tại các tỉnh ĐBSCL trong những năm tới.

Canh tác kết hợp lúa – tôm đang thể hiện được sự bền vững và hiệu quả rất cao cả về mặt kinh tế và môi trường tại các tỉnh ĐBSCL. Đây là cách làm đã khẳng định được rất ít rủi ro, và đang được ngành thủy sản chủ trương tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.

Trong bối cảnh đó, việc chọn tạo những giống lúa vừa đảm bảo cho năng suất, chất lượng cao, phù hợp với tiêu chuẩn XK; vừa có khả năng chống chịu mặn, mang các đặc tính chống chịu cao với sâu bệnh là đang là yêu cầu và ưu tiên hàng đầu đối với các tỉnh vùng ĐBSCL, nhất là các vùng có nguy cơ xâm nhập mặn. Với những định hướng này, Long Hương 1146 chính là sự lựa chọn rất phù hợp.

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm