| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa “TTV I - 504 - LN” năng suất 9 - 10 tấn/ha

Thứ Sáu 02/03/2012 , 14:49 (GMT+7)

Vụ ĐX 2011 – 2012, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã chọn giống lúa “TTV I – 504 – LN”, của cơ sở SX lúa giống 9 Táo vì năng suất đạt từ 9 - 10 tấn/ha, tùy theo từng vùng đất.

Vụ ĐX 2011 – 2012, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã chọn giống lúa “TTV I – 504 – LN”, của cơ sở SX lúa giống 9 Táo vì năng suất đạt từ 9 - 10 tấn/ha, tùy theo từng vùng đất.

Thực tế trên đồng ruộng

Ông Nguyễn Quốc Khởi, ấp Mỹ Đức, xã Mỹ Hương, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng cho biết: Nhân dịp đi Hội chợ NN quốc tế tại Sóc Trăng, nhận được thúng lúa nghĩa tình từ cơ sở SX lúa giống 9 Táo - LK, mang về sạ thu hoạch năng suất rất cao. Thấy lúa trúng đã điện thoại cảm ơn ông 9 Táo mới biết đó là giống lúa TTV I – 504 – LN. Thúng lúa nghĩa tình đó gieo mạ cấy được gần 4.000 m2, sau hơn 85 ngày lúa cho năng suất hơn 1 tấn/1.000 m2. Bình quân, 1 ha SX lúa để làm giống thu lãi cao hơn SX lúa hàng hóa khoảng 6 triệu đồng.

Ông Đinh Văn Hủ, ấp 2A, xã Hưng Thạnh, huyện Tháp Mười, Đồng Tháp nhìn trà lúa 10 ha sạ giống TTV I – 504 – LN vui ra mặt khi chuẩn bị thu hoạch. Ông Hủ nói: Bà con qua lại thấy “mã lúa” quá tốt đều hỏi mua giống ở đâu. Tôi nói mua giống của cơ sở SX lúa giống 9 Táo (ấp Phú Khánh, xã Song Lộc, Châu Thành, Trà Vinh – ĐT: 016882217199). Tuy nhiên, muốn lúa đạt năng suất cao thì phải SX theo qui trình khử lẫn, xử lý hạt giống và làm theo hướng dẫn của nhà cung cấp giống. Nhìn trà lúa còn khoảng 2 tuần nữa thu ghoạch dự đoán năng suất không dưới 10 tấn/ha. Hiện nay, lúa TTV I – 504 – LN hiện được các thương lái thu mua lúa tươi giá 5.200 – 5.600 đ/kg, giá này trừ chi phí cầm chắc lãi trên 30 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Thanh Hùng, ấp Giồng Bèn, xã Huyền Hội, huyện Càng Long, Trà Vinh cũng làm 2 ha lúa giống TTV I – 504 – LN, nói: Vụ ĐX này làm giống TTV I – 504 – LN không chê được chỗ nào, lúa cho năng suất tới 10 tấn/ha, lúa ít sâu bệnh, chất lượng gạo ngon nên rất dễ bán và có giá cao hơn IR 50504 từ 500 – 800 đ/kg. Đặc biệt, giống lúa TTV I – 504 – LN cấy từ 2 tép trở lên cho năng suất còn cao hơn sạ hàng.

Ông Huỳnh Văn Ẩn, ấp Hòa Mỹ, xã Định Hòa, huyện Gò Quao, Kiên Giang đang SX hơn 1 ha lúa giống TTV I – 504 – LN cho biết thêm: Giống lúa TTV I – 504 – LN có ưu điểm nhảy con rất nhiều, năng suất bình quân 10 tấn/ha. Trong ấp nhiều người làm giống lúa TTV I – 504 – LN đều cho năng suất cao. Điển hình như ông Năm Thuần ở HTX Bến Nhứt, xã Long Thạnh, huyện Giồng Riềng; Ông Hai Bầu, ở HTX NN Mỹ Thọ, huyện Châu Thành, Kiên Giang đều đạt năng suất cao và rất mê giống này. Đặc điểm của giống lúa TTV I – 504 – LN gieo ở mức 10 – 12 kg/1.000 m2, khả năng đẻ nhánh rất mạnh, khả năng kháng sâu bệnh tốt, thị trường dễ bán vì hạt gạo không bị bạc bụng.

Không chỉ thích nghi ở ĐBSCL mà miền Trung nắng gió giống lúa này cũng cho năng suất cao. Ông Ân, Cty Giống Quảng Nam cho biết: Giống TTV I – 504 – LN đã bén rễ trên đất Quảng Nam được 2 vụ và hiện đang phát triển rất tốt. Đây là giống triển vọng vì có năng suất cao và có khả năng chống chịu tốt thổ nhưỡng trên vùng đất Quảng Nam.

Quy trình kỹ thuật

- Giống TTV I – 504 – LN tự tuyển từng vụ và nhân ra.

- Cán bộ kỹ sư của Chi cục BVTV Trà Vinh quản lý và kiểm tra tất cả các khâu từ khi gieo mạ, làm đất và kiểm chứng chất lượng trên từng hộ SX.

- Gieo mạ phải đúng theo qui trình, kiểm tra sử lý mầm bệnh trước khi đem cấy.

- Kiểm tra ruộng từ khâu làm đất phải đạt độ bằng, xử lý đất thật kỹ, đánh rãnh thoát nước, xử lý sạch cỏ dại và lúa nền (lúa cỏ), phun thuốc cỏ diệt mầm trước và sau khi cấy.

- Khi cấy xong phải thực hiện đúng quy trình mà Chi cục BVTV Trà Vinh đã đưa ra và chăm sóc kiểm tra khử lẫn 4 – 5 lần/vụ cho đến khi lúa thu hoạch. Ruộng nào cán bộ Chi cục và tổ kiểm định công bố đạt chất lượng thì cơ sở mới thu mua giống.

- Cơ sở còn có tổ kiểm tra, kiểm định và liên kết với Chi cục theo dõi thường xuyên trên đồng ruộng.

- Cơ sở liên kết với hơn 600 nông dân giỏi SX giống với quy mô từ 20 – 30 ha. Đến nay, đã liên kết SX gần 400 ha với hình thức cấy mạ sân, mạ mùng và thực hiện nghiêm theo qui trình kỹ thuật của ngành BVTV.

Cơ sở trực thuộc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Trà Vinh nên luôn đảm bảo đúng chất lượng giống tốt để cung ứng cho nông và xuất sang nước bạn Campuchia.

Xem thêm
Biến phụ phẩm nông nghiệp thành nguồn thức ăn chăn nuôi chính

Thay đổi thói quen canh tác, nhiều nông dân ở huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã biến những phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thành thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao.

Tiêm vacxin bao vây ngăn bệnh viêm da nổi cục lây lan

Quảng Bình Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung chỉ đạo các địa phương tăng cường tiêm vacxin, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò lây lan.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm