| Hotline: 0983.970.780

Giống lúa X33

Thứ Hai 24/10/2011 , 10:53 (GMT+7)

Chiều cao cây 100-110 cm, sinh trưởng khoẻ, dạng cây gọn, đẻ nhánh trung bình, độ thuần đồng ruộng khá, thời gian trổ và chín tập trung, chịu thâm canh...

PGS-TS Tạ Minh Sơn (trái) kiểm tra giống mới X33 trên cánh đồng Lộc Long (huyện Quảng Ninh-Quảng Bình)

Năm 2009, 2010 và đông xuân 2010-2011, Cty CP Tổng Cty Nông nghiệp Quảng Bình (gọi tắt là Cty) tiến hành khảo nghiệm giống lúa mới X33, do PGS.TS Tạ Minh Sơn (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) lai tạo và chọn lọc. X33 đã được đánh giá có nhiều triển vọng nổi trội hơn giống đối chứng Xi23.

Kỹ sư Nguyễn Xuân Kỳ - Phó Tổng Giám đốc Cty cho biết, qua các năm, ở 3 trại của Cty và khảo nghiệm diện rộng tại các cơ sở trong tỉnh, đặc biệt qua vụ đông xuân 2010-2011, cho thấy giống lúa X33 khả năng thích ứng rộng, chịu thâm canh, có nhiều ưu điểm về khả năng chống chịu sâu bệnh; chống đổ; chịu chua phèn; dạng hình đẹp; cứng cây; phẩm chất khá và là giống thâm canh năng suất cao.

Hiệu quả sản xuất của giống lúa X33 cao hơn các giống cùng trà như Xi23, X21. Giống lúa X33 cũng đã được Cty đưa vào khảo nghiệm tại các tỉnh bắc và nam Trung bộ từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi. Ngoài ra, một số tỉnh phía Bắc cũng đã đưa vào khảo nghiệm như tại Thái Bình, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang...

Giống X33 có thời gian sinh trưởng (tại Quảng Bình) vụ đông xuân 150-155 ngày (lúa cấy), 140-145 ngày (lúa gieo), tương đương giống đối chứng Xi23. Chiều cao cây 100-110 cm, sinh trưởng khoẻ, dạng cây gọn, đẻ nhánh trung bình, độ thuần đồng ruộng khá, thời gian trổ và chín tập trung, chịu thâm canh. Độ tàn lá đòng chậm; bông dài, số hạt chắc đạt 110-125 hạt/bông, dạng hạt bầu dài, mỏ hạt tím, hạt gạo trong ít bạc bụng. Chống đổ, chống rét tốt, chưa thấy xuất hiện rầy nâu và bệnh đạo ôn. Năng suất đạt từ 68-72tạ/ha, cao hơn đối chứng Xi23 từ 10-15%. Giống X33 qua 3 năm khảo nghiệm có thời gian sinh trưởng phù hợp với các trà sản xuất vụ đông xuân.

“Giống lúa X33 có ưu thế sinh trưởng tốt, chưa thấy xuất hiện các loại sâu bệnh, cho năng suất cao (cao hơn giống Xi23 từ 7-9 tạ/ha), phù hợp với điều kiện sản xuất tại các vùng trồng lúa trong tỉnh. Chúng tôi đã có đề nghị Sở NN- PTNT Quảng Bình cho phép triển khai sản xuất thử giống lúa X33, trên địa bàn các huyện, thành phố, vụ đông xuân 2011 - 2012” - ông Nguyễn Xuân Kỳ - Phó Tổng Giám đốc Cty CP TCty Nông nghiệp Quảng Bình.

Tại Quảng Bình, vụ xuân 2011, giống lúa X33 được đưa vào khảo nghiệm trên diện tích 40 ha trên các chân đất ruộng khác nhau ở mọi địa phương. Trên cánh đồng lúa vùng Đồng của xã Liên Thuỷ (huyện Lệ Thuỷ) rộng bát ngát, anh Nguyễn Tiến Thiệp - Chủ nhiệm HTXNN Quy Hậu (xã Liên Thủy) hồ hởi: “Hồi vào vụ gieo, cũng gặp khó khăn về thời tiết, nhưng giống X33 phát triển tốt. Trên diện tích 3 ha của bà con được đánh giá năng suất đạt trên 70 tạ/ha. Với ưu thế chiều cao cây trung bình trên 1m, thân lá cứng, bộ lá gọn thẳng đứng, độ tàn lá chậm nên rất phù hợp với vụ đông xuân và bà con có thể để làm lúa tái sinh. Vụ đông xuân này, chúng tôi tiếp tục đưa vào sản xuất chừng 200 ha nữa để lấy kết quả kiểm chứng và sau đó khuyến cáo bà con nông dân dùng đại trà”.

Tham gia mô hình khảo nghiệm giống X33, ông Nguyễn Văn Thơm - Chủ nhiện HTX Lộc Long (An Ninh - Quảng Ninh) cho biết: “Chúng tôi làm thử trên diện tích 3 ha. Kết quả năng suất đạt 75tạ/ha. Vụ đông xuân thực hiện trong thời gian từ 140-145 ngày. Cây lúa đẻ nhánh khá, tập trung, bông to, nhiều gié hạt xếp dày, chống rét, đổ ngã tốt và chưa thấy xuất hiện đối tượng sâu bệnh chính. Bà con nông dân chuộng giống này vì có thêm ưu điểm hạt gạo trong, ít bạc bụng, nấu ăn thì cơm mềm. Khi đưa ra thị trường giá bán nhỉnh cao hơn các loại gạo khác".

Cùng chúng tôi tham quan mô hình giống mới X33 trại Lộc Long (An Ninh), ông Nguyễn Cẩm Lâm - Trưởng phòng NN-PTNT huyện Bố Trạch nhận xét: “Giống lúa mới X33 có nhiều tính năng vượt trội và cho thấy năng suất có thể đạt khoảng 70 tạ/ha. Chúng tôi sẽ đề xuất đưa vào thử nghiệm trên chân ruộng 2 vụ của huyện Bố Trạch để xem xét kết quả cụ thể và có thể cơ cấu cho vụ mùa các năm sau”.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất