| Hotline: 0983.970.780

Giống mía chịu hạn

Thứ Ba 19/04/2011 , 11:31 (GMT+7)

Với đặc tính chín sớm, hàm lượng cao và chịu được khô hạn, trong vòng 10 năm trở lại đây giống mía VN84-4173 luôn là giống chủ lực ở vùng mía Nước Trong, tỉnh Tây Ninh.

Với đặc tính chín sớm, hàm lượng cao và chịu được khô hạn, trong vòng 10 năm trở lại đây giống mía VN84-4173 luôn là giống chủ lực ở vùng mía Nước Trong, tỉnh Tây Ninh.

VN84-4137 là giống mía do Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát (nay là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường - SUGARD Center, trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam) lai tạo năm 1984. Giống mía này có đặc điểm là chín sớm, chịu hạn tốt, tỷ lệ mọc mầm và đẻ nhánh mạnh, tốc độ vươn lóng khá, lưu gốc được nhiều năm.

Theo nghiên cứu thực nghiệm của nhóm nhà khoa học thuộc SUGARD Center (thực hiện năm 2009, do TS Nguyễn Đức Quang làm Chủ nhiệm) thì khi so sánh với 6 giống mía có nguồn gốc từ Thái Lan và Trung Quốc (Ví dụ ROC27, K88-92, KK2, K95...) giống VN84-4137 tỏ ra có nhiều ưu điểm vượt trội.

Ở vụ mía tơ, hầu hết các giống nhập nội đều có tỷ lệ mọc mầm và đẻ nhánh thấp hơn so với VN84-4137. Kết thúc giai đoạn đẻ nhánh, giống mía nội địa này vẫn đạt được tổng số cây cao nhất so với các giống cùng khảo nghiệm (ước khoảng 148.510 cây/ha). Mặc dù năng suất thực thu của giống VN84-4137 thấp hơn một số giống như K88-92, K95-156… (thường chỉ đạt khoảng 80-100 tấn/ha), tuy nhiên tỷ lệ trổ cờ, ngã đổ và nhiễm sâu bệnh của giống mía này lại thấp hơn nhiều so với các giống so sánh. Hai giống có nguồn gốc từ Thái Lan là K88-92 và K95-156 có năng suất và chữ đường khá hơn nhưng trên diện tích trồng khảo nghiệm đều phát hiện cây nhiễm bệnh trắng lá ở thời điểm mía đầu vươn lóng.

Tuy nhiên, những ưu thế ở trên chưa phải là điểm khiến giống mía VN84-4137 được ưu ái trồng với tỷ lệ trên 60% diện tích vùng mía Nước Trong tỉnh Tây Ninh trong nhiều năm nay. Ưu điểm chín sớm và chữ đường cao, chịu hạn tốt mới chính là thế mạnh “đẻ ra tiền” của giống mía này khiến nó được lựa chọn. Tại các vùng ruộng cao, không nước tưới thì không có giống mía nào cạnh tranh lại giống VN84-4137 ở thời điểm này.

Theo các cán bộ thuộc Nhà máy đường Nước Trong, sở dĩ mía VN84-4137 được trồng nhiều vì chín sớm, khoảng đầu tháng 8 là có thể thu hoạch. Vì thế nhà máy có thể vào vụ chế biến sớm hơn so với các nhà máy khác trong vùng khoảng từ 2-3 tháng, giảm đáng kể áp lực thu hoạch cho thời gian giữa vụ ép và kéo dài thời gian hoạt động của nhà máy đường.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Giải pháp phòng bệnh dại của thành phố lớn nhất nước

TP.HCM Tập trung tiêm phòng vacxin đại trà cho chó, mèo và tiêm phòng bổ sung thường xuyên theo lứa tuổi, đến nay, TP.HCM là vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất