| Hotline: 0983.970.780

Giống mía mới cho vùng ngập lũ

Thứ Tư 14/11/2012 , 11:43 (GMT+7)

Kết quả giống mới có ưu điểm năng suất, chữ đường cao, góp phần tăng hiệu quả SX. Hiện nông dân đã thay giống mía mới đạt trên 90%...

Trao đổi với NNVN, ông Huỳnh Văn Măng, Giám đốc Khuyến nông Cty CP Mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết, hơn 10 năm qua, Cty đã đưa về nhiều giống mía mới, chọn lọc khả năng thích nghi trên nhiều vùng đất khác nhau ở ĐBSCL.

Kết quả giống mới có ưu điểm năng suất, chữ đường cao, góp phần tăng hiệu quả SX. Hiện nông dân đã thay giống mía mới đạt trên 90%...

Ghi nhận của Casuco về kết quả thay giống mía mới như thế nào, thưa ông?

Những năm qua, Casuco đã phối hợp với Viện Nghiên cứu mía đường, trung tâm giống của các tỉnh tìm các giống mía mới có triển vọng về trồng khảo nghiệm, trình diễn tại trại thực nghiệm Hiệp Hưng, các câu lạc bộ nông dân, HTX trồng mía… nhằm dần dần thay thế giống mía cũ, bị thoái hóa.

Đơn cử một số giống mía cũ được nông dân trồng trước đây như giống Hòa Lan tím (CO) dễ nhiễm sâu bệnh, nhiễm sâu đục thân, năng suất thấp; giống VĐ 86-368 bị bệnh than đen... Sau khi kiểm chứng điều kiện thực tế, chọn lọc những giống mía thích nghi từng tiểu vùng, giai đoạn kế tiếp Casuco đầu tư mở rộng vùng mía nguyên liệu đã được các tỉnh quy hoạch ở tỉnh Hậu Giang, huyện Gò Quao (Kiên Giang), huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), huyện Tiểu Cần (Trà Vinh).

Chúng tôi nghĩ việc chuyển giao giống mía mới giúp nông dân tăng năng suất, chữ đường là nhiệm vụ sống còn của các nhà máy đường trong khu vực ĐBSCL.

Quá trình trồng thực nghiệm và chuyển giao giống mía mới cho nông dân như thế nào?

Mỗi năm, sau khi các giống mía mới trồng khảo nghiệm tại trại thực nghiệm Hiệp Hưng (Casuco) có kết quả khả quan sẽ đưa ra cho nông dân trồng trình diễn ở các vùng sinh thái khác nhau. Kết quả trồng cuối vụ, Casuco tổ chức hội thảo đầu bờ để ghi nhận sự góp ý, đánh giá của nông dân. Nếu giống đạt nhiều ưu điểm vượt trội, Casuco tiếp tục giới thiệu, phổ biến kỹ thuật trồng cho nông dân.

Từ đó nông dân so sánh, lựa chọn giống mía phù hợp điều kiện đất đai tùy theo vùng. Casuco sẽ có kế hoạch SX và cung cấp giống để nhân rộng thông qua cách thức phổ biến là nông dân tự nhân giống. Thông qua phương thức này cho thấy đạt hiệu quả, giúp nông dân chủ động nguồn giống; giảm áp lực nhu cầu về số lượng giống mía, nhất là vào thời điểm xuống giống tập trung, tránh mua phải giống kém chất lượng...

Tuy nhiên, riêng vùng mía ở Ngã Bảy và Phụng Hiệp (Hậu Giang) do đặc điểm thu hoạch mía chạy lũ nên không để được mía lưu gốc. Do đó mỗi năm cần mua thêm giống.

Giống mía nào được xem là chủ lực và được nông dân trồng nhiều nhất? Giống nào có ưu điểm thích nghi và khắc phục tình trạng thu hoạch chạy lũ ?

Sau nhiều năm chuyển giao giống và mở rộng vùng nguyên liệu, đến nay kết quả đạt được khả quan với trên 90% diện tích trồng giống mía mới. Một số giống mía được xem có ưu thế được nông dân chọn trồng, đóng vai trò chủ lực ở từng địa phương như: Vùng Cù Lao Dung (Sóc Trăng) và Tiểu Cần (Trà Vinh) có giống ROC16, QĐ11, K88-92, K95-156, Ku00-1-61, K95-84, LK92-11; vùng Vị Thanh (Hậu Giang) và Gò Quao (Kiên Giang) có giống R570, K88-92, LK92-11, M3035-66; vùng Phụng Hiệp và Ngã Bảy, trong đó vùng mía có đê bao khép kín, bơm nước là những giống mía chín trung bình, chín muộn (10 - 12 tháng) gồm DLM24, K88-92, K95-156, QĐ11, R570.

Riêng ở Phụng Hiệp và Ngã Bảy là vùng mía nguyên liệu có năng suất và sản lượng lớn. Tuy nhiên vào tháng 9 hàng năm vùng đất này bị ngập nước, phải thu hoạch mía sớm. Vì vậy, tuyển chọn giống mía phải có tốc độ sinh trưởng nhanh, tích lũy chữ đường sớm (khoảng 8 tháng cây mía bắt đầu tích lũy chữ đường) và có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngập nước. Hiện vùng mía chạy lũ (mô hình mía - lúa) có giống mía chín sớm (8 - 9 tháng) như ROC 16, QĐ 93-159 và các giống trồng phổ biến như QĐ11, VĐ86-368, DLM24, K84-200.

Chương trình cánh đồng mẫu mía lớn (CĐMML) đang được Casuco khởi xướng. Việc khuyến cáo đưa giống mía về có được nông dân tiếp nhận? Nếu người trồng mía ở các tỉnh ngoài vùng nguyên liệu của Casuco có nhu cầu cần chuyển giao giống, Cty có hỗ trợ?

Sau 1 năm thực hiện thử nghiệm CĐMML với diện tích 50 ha tại 2 điểm ấp Quyết Thắng, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp và ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến, TP Vị Thanh (Hậu Giang), Casuco đã đầu tư giống mía mới, tiền phân bón định mức 1.000 kg/ha không thu lãi suất; tài trợ máy bơm nước... bước đầu đã mang lại một số kết quả. Giống mía mới cho năng suất và chất lượng cao, mía thu hoạch đủ độ chín, được lưu gốc nên đạt hiệu quả kinh tế cao.

Casuco đang tiếp tục đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng vùng mía nguyên liệu. Do đó nếu nông dân trồng mía ở các tỉnh trong vùng ĐBSCL (dù ở ngoài vùng nguyên liệu của Casuco), nhưng có nhu cầu chuyển giao giống thì chúng tôi sẽ hỗ trợ tài liệu kỹ thuật thâm canh mía, tư vấn địa chỉ cung cấp giống có năng suất, chất lượng cao.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất