| Hotline: 0983.970.780

Giống mía My55-14 thích ứng biến đổi khí hậu

Thứ Hai 13/09/2010 , 10:52 (GMT+7)

My55-14, một giống mía nhập nội từ Cuba vào miền Bắc Việt Nam từ đầu những năm 1970, được các nhà khoa học thuộc lớp đầu tiên của ngành công nghiệp mía đường Việt Nam thống nhất của Viện Cây Công nghiệp, sau đó là Trạm Nghiên cứu cây mía Bến Cát, rồi Viện Nghiên cứu Mía đường Bến Cát tuyển chọn một cách bài bản, công phu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia Cuba, trải qua hơn 10 năm mới được phóng thích ra sản xuất đại trà.

 Mặc dù có một số nhược điểm như trổ cờ nhiều, mẫn cảm với rệp xơ bông trắng, tỷ lệ cây bị bấc ruột cao, nhưng bù lại đây là giống mía có rất nhiều ưu điểm nổi bật như nảy mầm, đẻ nhánh, làm lóng, vươn cao nhanh, thích ứng rộng; chịu hạn, khả năng để gốc tốt, chín trung bình muộn, năng suất cao, dễ canh tác. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao sau gần 4 thập kỷ du nhập vào Việt Nam, giống mía My55-14 này vẫn đang có mặt ở hầu hết các vùng mía nguyên liệu lớn của Việt Nam như Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nguyên... và chiếm một tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu bộ giống mía ở Việt Nam (ước tính đạt trên 30%).

Trên đây là câu chuyện về hai giống mía My55-14 và VN84-4137 và khả năng thích nghi cao với BĐKH mới được "phát hiện" của chúng. Cho dù đây là 2 giống mía không mới, thậm chí là rất cũ (như My55-14), cần thiết phải thay thế. Tuy nhiên, để tìm được các giống mía khác thay thế cho chúng e rằng không phải dễ và sớm thực hiện được, nhất là với tình trạng đầu tư nhỏ giọt, không liên tục cho công tác nghiên cứu khoa học ở nước ta hiện nay.

Bởi nếu dễ thì chúng đã không còn tồn tại và tiếp tục phát triển như vậy sau khi chúng ta đã du nhập hàng chục, thậm chí hàng trăm giống mía được coi là tốt nhất, mới nhất từ nước ngoài về trồng thử. Ngay cả với một số doanh nghiệp luôn được lãnh đạo Bộ khen ngợi là rất tích cực trong việc chuyển đổi giống mía như Lam Sơn, Nghệ An Tate & Lyle... thì trong cơ cấu giống mía ở các vùng nguyên liệu tập trung của họ hiện nay, My55-14 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, có lúc đạt đến trên 60%.

Từ câu chuyện này chúng tôi muốn chuyển tải một ý nguyện đến các nhà lãnh đạo, quản lý ngành nông nghiệp, lãnh đạo chính quyền địa phương các cấp và đặc biệt là lãnh đạo các NM đường ở Việt Nam là: cần phải kiên trì và quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên cứu cây mía. Bởi hầu hết các nước trồng mía lâu đời, ổn định và được coi là có hiệu quả trên thế giới, sau thời gian đầu phải nhập nội giống từ nước ngoài, đều phải tự đầu tư, lai tạo, tuyển chọn cho được bộ giống mía nội địa cho riêng mình, phù hợp với điều kiện canh tác của riêng mình để phổ biến rộng rãi trong sản xuất, thay thế các giống nhập nội. Kể từ sau đó ngành công nghiệp sản xuất mía đường mới có thể phát triển ổn định được.

Để chọn tạo được 1 giống mía nội địa tốt phải mất từ 8-12 năm, nhưng hiệu quả mà chúng đem lại sẽ là rất lớn và kéo dài. Không nên du nhập nội ồ ạt các giống mía từ nước ngoài và chỉ chăm chăm chạy theo giống mới nhập nội từ nước ngoài mà bỏ qua hoặc không quan tâm đến công tác lưu giữ, đánh giá và lợi dụng các nguồn gen quí hiếm của các giống mía hiện có, đồng thời phải tăng cường đầu tư cho công tác lai tạo giống mía nội địa, thường xuyên thực hiện các khảo nghiệm giống mía mới tại chỗ để tìm ra các giống mía phù hợp với điều kiện canh tác đặc thù của địa phương mình, để chủ động đối phó với những biến đổi khí hậu.

Song song đó, cũng nên tập trung đầu tư nghiên cứu để giải quyết một số hạn chế lớn và cấp thiết khác như cải tiến kỹ thuật canh tác mía nguyên liệu, áp dụng cơ giới hóa vào canh tác mía, ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vào công tác quy hoạch, quản lý sản xuất mía nguyên liệu...Vậy ai sẽ làm những việc này? Theo chúng tôi, cũng như hầu hết các nước trồng mía khác trên thế giới như Úc, Phi-lip-pin, Thái Lan, Ấn Độ, Bra-xin, Cuba...nên quy định và giao những việc này thành nhiệm vụ thường xuyên, bắt buộc, với trách nhiệm bao trùm toàn bộ ngành mía đường thống nhất cho cơ quan nghiên cứu chuyên ngành mía đường như Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Mía đường thực hiện.

Ngoài 2 giống VN84-4137 và My55-14, trong SX hiện nay còn có một số giống mía khác cũng có khả năng thích ứng với BĐKH, như giống K84-200 không chỉ có khả năng chịu hạn, mà còn có khả năng chịu ngập úng và chống chịu sâu đục thân khá tốt, hiện đang trồng phổ biến ở nhiều vùng khác nhau trên toàn đất nước; hay như giống F157 có khả năng chịu hạn, thời gian giữ đường kéo dài, chống chịu sâu bệnh tốt đang được phục tráng, nhân nhanh để phổ biến trồng trở lại cho vùng Tây Nguyên...
Không nên để cho các doanh nghiệp tự mò mẫm thực hiện, vừa manh mún, vừa tốn kém mà hiệu quả thu được không cao do phạm vi áp dụng bị hạn chế bởi các chính sách đầu tư thu mua riêng biệt và sự cạnh tranh thiếu lành mạnh như hiện nay (thực tế thời gian qua đã chứng mình rõ nhận định này). Để làm được điều đó, theo quan điểm của chúng tôi và lãnh đạo một số DN mía đường lớn khác như Biên Hòa, Bourbon Tây Ninh, Khánh Hòa... điều kiện tiên quyết là Nhà nước phải đề ra 1 chính sách như ở hầu hết các nước trồng mía khác trên thế giới là hàng năm sẽ trích 1 phần nhất định lợi nhuận của ngành mía đường để đầu tư đủ, thường xuyên cho công tác nghiên cứu KHCN mía đường nói chung, nghiên cứu khoa học về cây mía nói riêng.

Được như vậy, chúng ta mới hy vọng có thêm nhiều giống mía có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí hậu như My55-14 và VN84-4137, khi đó sản xuất mía đường ở Việt Nam mới hội đủ các điều kiện theo quy luật phát triển chung của ngành mía đường thế giới, để đi vào thế ổn định và phát triển có hiệu quả, xứng đáng với trọng trách mà nó được giao "là ngành kinh tế xã hội" của đất nước.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm