| Hotline: 0983.970.780

Giống quyết định

Thứ Sáu 18/11/2011 , 10:25 (GMT+7)

GS.TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng Bộ môn Di truyền giống, Viện Lúa ĐBSCL trao đổi với NNVN về vấn đề giống lúa ở ĐBSCL.

GS.TS Nguyễn Thị Lang
GS.TS Nguyễn Thị Lang, Trưởng Bộ môn Di truyền giống, Viện Lúa ĐBSCL, tác giả của nhiều giống lúa OM có triển vọng trong những năm gần đây trao đổi với NNVN về vấn đề giống lúa ở ĐBSCL.

Thưa bà, đến nay Viện lúa ĐBSCL đã sản xuất được bao nhiêu giống lúa chất lượng cao có kí hiệu OM?

Đến nay Viện lúa đã sản xuất ra 106 giống lúa OM đưa vào sản xuất, trong đó các giống lúa chất lượng cao đạt chuẩn xuất khẩu khoảng 20 giống, bao gồm: OM3536, OM2514, OM2517, OMCS2000, OM 1490, OM 4495, OM 4498, OM 4900, OM 6162, OM 6161, OMCS 2009, OM 6600, OM 7347, OM 7348, OM 5954, OM 4488, OM 8928...

Tổng diện tích giống lúa mới được đưa sản xuất tại ĐBSCL là 444.662,90ha. Kết quả này đã và sẽ phát huy tác dụng, hiệu quả trong các chương trình cải tiến nguồn gen và trong thực tế sản xuất lúa xuất khẩu của vùng ĐBSCL, góp phần tham gia cạnh tranh cây lúa trong khu vực và trong vùng. Các giống này không những lan tỏa ở ĐBSCL mà còn phục vụ cho miền Đông Nam bộ như Tây Ninh, Vũng Tàu, TPHCM và cả một số tỉnh Trung bộ và cao nguyên, như Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ngãi, Đăk Lăk.

Thời gian để đưa ra một giống mới được áp dụng trên đồng ruộng là bao lâu, các công đoạn khoa học và thủ tục hành chính có phức tạp quá không, thưa bà?

Để tạo ra một giống lúa cần thời gian trung bình là 8 tới 10 năm. Các công đoạn của chọn tạo giống bao gồm: lai tạo (6 tháng), khâu chọn lọc giống, tạo ra giống thuần phải mất rất nhiều thời gian, khoảng 3 năm. Khâu khảo nghiệm từng vùng sinh thái hai vụ cũng mất 1 năm. Bước hai phải đăng ký 3 vụ khảo nghiệm quốc gia mất thời gian một năm rưỡi và hai năm cho khảo nghiệm DUS. Sau khảo nghiệm DUS thì xin công nhận giống. Công nhận giống có hai bước: công nhận giống sản xuất thử và công nhận giống quốc gia hay còn gọi là giống chính thức. Có giống như giống AS996 phải mất 10 năm mới được công nhận.

Chẳng lẽ công nhận giống lại mất nhiều thời gian như thế? Điều này có cản trở việc đưa giống mới vào đồng ruộng?

Tuy nhiên, nếu được kết hợp với các phương pháp hiện đại để thúc đẩy nhanh, hiệu quả tốt hơn, thời gian công nhận giống có thể rút ngắn từ 1-2 năm. Việc khai thác các tính trạng quan trọng đòi hỏi có sự tham gia của các ngành: di truyền số lượng, di truyền tế bào (đa dạng hóa nguồn bất dục đực) và di truyền phân tử (đánh dấu gen mục tiêu của tính trạng) với nhiều phương pháp: phương pháp đột biến, nuôi cấy túi phấn, khai thác biến dị soma bổ sung để có những cải tiến mới trong chọn tạo giống.

Chọn giống cây trồng theo phương pháp truyền thống dựa trên cơ sở chọn lọc kiểu hình trong quần thể con lai đang phân ly của một tổ hợp lai nào đó. Phương pháp này thường gặp phải những khó khăn về tương tác giữa kiểu gen và môi trường (G x E). Hơn nữa, nhiều qui trình chọn lọc theo kiểu hình rất đắt tiền, tốn nhiều thời gian, tiền của và sức lao động...

Chọn giống nhờ marker phân tử được biết với thuật ngữ quốc tế MAS (marker-assisted selection) là một phương pháp có khả năng khắc phục được nhược điểm trên. Nó có tính chất bổ sung, dĩ nhiên không có tính chất thay thế hoàn toàn phương pháp đánh giá kiểu hình trong lai tạo giống truyền thống. Có thể làm thay đổi tiêu chuẩn chọn lọc từ sự kiện chọn theo kiểu hình bằng chọn theo kiểu gen một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Những marker phân tử không bị ảnh hưởng bởi môi trường và nó có khả năng tìm kiếm gen mục tiêu ở bất cứ giai đoạn nào (tăng trưởng hoặc phát triển) của cây trồng.

Với sự phát triển của “array” tập hợp nhiều marker phân tử và sự trợ giúp của bản đồ di truyền, phương pháp MAS có thể áp dụng trong trường hợp đa gen điều khiển tính trạng số lượng (QTL: quantitative trait loci). Phương pháp chọn giống nhờ dấu chuẩn phân tử thành công sẽ hỗ trợ cho qui trình chọn giống tin cậy hơn. Thành công của MAS còn tùy thuộc vào sự định vị của marker tương ứng với gen mục tiêu.

Những đơn vị nào đồng hành với Viện lúa trong công tác lai tạo giống cho người dân?

Viện Lúa ĐBSCL thực hiện công tác lai tạo ra giống lúa chính. Bên cạnh đó, có Viện KHKT Nông nghiệp Miền Nam, Trường Đại học Cần Thơ; ngoài Bắc có Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội…

Xin cám ơn bà!

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm