| Hotline: 0983.970.780

Giúp nhau vượt qua nỗi đau HIV/AIDS

Thứ Hai 29/07/2013 , 09:53 (GMT+7)

Những năm trước đây, "cơn bão H" (HIV/AIDS) tràn qua xã Trường Yên (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) như cơn lốc xoáy.

Những năm trước đây, "cơn bão H" (HIV/AIDS) tràn qua xã Trường Yên (huyện Hoa Lư, Ninh Bình) như cơn lốc xoáy. Xóm làng tiêu điều, xơ xác, hàng trăm gia đình mất người thân, tương lai của những đứa tré rất mịt mù.

Chúng tôi tìm về Trường Yên vào một ngày cuối tháng 7. Khung cảnh thanh bình chốn thôn quê như báo hiệu cuộc sống yên vui, no đủ của người dân. Mấy ai biết rằng, chỉ cách đây vài năm, cả xã Trường Yên chìm trong không khí tang tóc, u ám bởi cơn bão ma túy và H.

Trong căn nhà nhỏ, ông Nguyễn Văn C. đang chuẩn bị nấu cám cho đàn lợn hơn chục con. Thấy có khách, ông ngừng tay mời vào nhà. Khi nghe chúng tôi nhắc về quá khứ, ông lén quay đi gạt những giọt nước tuôn rơi. Nén nỗi đau, ông cho biết, "cơn bão H" tràn vào địa phương vài năm trước đã khiến cuộc sống của gia đình bị đảo lộn. Ông có hai người con trai. Học xong phổ thông, do điều kiện gia đình khó khăn, cả hai lên Hà Nội xin việc. Những tưởng cho con đi làm, tiếp xúc với xã hội, các con sẽ trưởng thành nhanh hơn. Nhưng trái với kỳ vọng, hai con ông không vượt qua được cám dỗ thị thành và nghiện ma túy nặng. Khi không còn sức bám trụ ở thành phố, chúng trở về quê với mang theo tấm thân tàn tạ. Bao nhiêu đồ đạc trong nhà lần lượt đội nón ra đi để phục vụ cho khói thuốc trắng. “Ngày mùa, lúa vừa gặt về đến nhà thì chủ nợ đến xúc ngay. Không đủ, họ lấy bất thứ gì có giá trị trong nhà, thậm chí cả cây quạt có thâm niên gần hai chục năm cũng bị xiết nợ”, ông C. kể.

Dù vậy, gia đình ông vẫn cố gắng chăm sóc, động viên con cai nghiện để làm lại cuộc đời. Nhưng mọi hy vọng của gia đình đã chấm dứt, khi biết con bị nhiễm H. Căn bệnh không có thuốc chữa lúc bấy giờ. Ông kể, một lần, đứa con thứ 2 bị sốc thuốc phải đưa đi cấp cứu. Sau khi làm các xét nghiệm máu, các bác sĩ phát hiện bị nhiễm H. Cả gia đình hoang mang, bắt thằng cả đi xét nghiệm. Kết quả cả hai đứa con của ông đều bị nhiễm H, bởi chúng thường dùng chung kim tiêm. Cả gia đình ông suy sụp, gần 1 năm sau, hai đứa con ông lần lượt qua đời.

Không như ông C, chị Nguyễn Thị Kim Dung (sinh năm 1984) còn đau đớn hơn nhiều. Chồng mất đã được 5 năm, những nỗi đau của chị ngày càng lớn bởi nhìn đứa con gái 8 tuổi có biểu hiện “không bình thường” cũng bị nhiễm H...

Bà Dương Thị Kim Yên, Phó Bí thư Đảng ủy xã Trường Yên, cho biết, những năm đầu thế kỷ XXI, tệ nạn ma túy bùng phát dữ dội ở Trường Yên. Lúc bấy giờ, nhà nào có thanh niên, có người đi làm ăn xa là nhà đó có người nghiện ma túy và nhiễm H. Dù chưa thống kê chính xác, nhưng số người bị nhiễm H ở địa phương cũng lên đến con số hàng trăm. Tang tóc phủ lên vùng quê nghèo, có thời điểm, 3 đám ma tiễn đưa các thanh niên trai tráng về nghĩa trang diễn ra trong cùng một ngày. Tiếng mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc cha nghe như ai oán, não nề cả một vùng. Bà Yên chỉ tay về phía nghĩa trang: “Các chú cứ ra đó xem, những bia mộ trong nghĩa trang chủ yếu ghi hưởng dương với tuổi thọ từ 20 đến 40 tuổi”.

Cái thời của ma túy đã qua đi, H cũng không còn là nỗi kinh hoàng với người dân địa phương. Tuy nhiên, nơi bão H đi qua đã để lại nỗi đau khôn nguôi cho người ở lại.

Theo bà Nguyễn Thị Yến, Chủ tịch Hội LHPN xã Trường Yên, nhiều người không hiểu về H, còn kỳ thị đã tác động tới tâm lý của các cháu. Người ngoài đã vậy, chính người trong nhà cũng sợ, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Như trường hợp cháu T (9 tuổi) là một ví dụ. Trước đây, T cũng có một gia đình hạnh phúc như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Nhưng cơn bão H tràn qua, bố mẹ bị nhiễm H và mất khi cháu mới 5 tuổi. T may mắn không bị nhiễm H.


Cháu Nguyễn Thị T bên ông bà nội

Sau đám tang, T ở với ông bà nội, nhưng sức yếu, lại không có lương hưu nên ông bà không thể cáng đáng nuôi cháu ăn học. Gia đình bàn bạc và để cháu ở nhà cô ruột. Nhưng người nhà cô ruột kỵ nghi và đối xử không tốt khiến T mắc bệnh trầm cảm. Cách đây mấy tháng, T đã được đưa đến ở nhà bác cả cho đến nay... 

Để xoa dịu nỗi đau nhiễm H, và giúp nhiều người cùng chung số phận, được UBND xã, các ban ngành, đặc biệt là Hội LHPN ủng hộ, đầu năm 2011, nhóm “Đồng đẳng” chính thức được ra mắt. Hiện tại, nhóm có hơn 30 hội viên, tất cả đều là những người nhiễm H.

 

Hàng tháng, các chị sinh hoạt theo chủ đề dưới các hình thức nói chuyện chuyên đề, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ. Thông qua các buổi sinh hoạt, các chị được tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công tác phòng, chống HIV, hướng dẫn cách điều trị và chăm sóc người có H tại nhà. Mỗi tháng, hội viên đóng góp hai chục ngàn đồng xây dựng quỹ hội, số tiền này CLB dùng cho những hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn phát triển sản xuất, nhờ đó 5 hội viên đã thoát nghèo...

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm