| Hotline: 0983.970.780

Gò Công Tây tiêu hủy 11 con bò bị lở mồm long móng

Thứ Ba 30/01/2018 , 08:37 (GMT+7)

Ngành thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn bò 11 con của 2 hộ chăn nuôi là ông Tạ Văn Đắc, xã Bình Tân (6 con) và hộ ông Trần Văn Dũng, xã Bình Phú (5 con).

10-52-21_tieu-huy-bo-bi-lo-mom-long-mong
Tiêu hủy đàn bò bị lở mồm long móng

Ngày 30/1, Trưởng Trạm Chăn nuôi – Thú y huyện Gò Công Tây Nguyễn Văn Chiểu cho biết kết quả xét nghiệm từ Chi cục Thú y Vùng 6 đã xác định đàn bò 11 con ở xã Bình Tân và xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, nhiễm virus type O bệnh lở mồm long móng.

Ngành thú y đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn bò 11 con của 2 hộ chăn nuôi là ông Tạ Văn Đắc, xã Bình Tân (6 con) và hộ ông Trần Văn Dũng, xã Bình Phú (5 con). Hộ ông Đắc không có tiêm phòng vacxin. Hộ ông Dũng nuôi 10 con bò có tiêm phòng vacxin nhưng gần hết thời hạn miễn dịch.

Cùng với tiêu hủy 11 con bò bị bệnh, Trạm Chăn nuôi – Thú y huyện Gò Công Tây đã cấp 2.000 liều vacxin tiêm phòng bao vây và đã cấp 6 lít thuốc tiêu độc, khử trùng cho 80 hộ chăn nuôi gia súc để tổ chức phun xịt.

Virus lở mồm long móng typ O có tốc độ lây lan khá nguy hiểm. Tại Gò Công Tây, đây là trường hợp lở mồm long móng trên đàn bò đầu tiên được phát hiện trong năm nay.

Hiện dịch lở mồm long móng có thể lây lan qua nhiều đường và chưa có vacxin đặc trị. Do đó, để đề phòng dịch bệnh hiệu quả, ngành thú y khuyến cáo, tốt nhất người chăn nuôi cần phải theo dõi và tiêm phòng đầy đủ cho đàn gia súc.

Xem thêm
Tiêm phòng dại vì cộng đồng

Chương trình ‘Tiêm phòng dại vì cộng đồng’ lần 4 vừa được triển khai tại Đức Huệ, Long An, Những năm qua, chương trình đã giúp nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trên địa bàn.

Hỗ trợ để sản xuất phát thải thấp cho 200 nghìn ha lúa ở ĐBSCL

AN GIANG 10 doanh nghiệp liên kết với các HTX và nông dân 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang sẽ được hỗ trợ để sản xuất lúa phát thải thấp với diện tích 200.000ha.

Trồng hành tăm, giải pháp hoàn hảo cho vùng hạn

NGHỆ AN Thay vì quanh năm ứng phó với hạn hán, Nghệ An đã linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp. Hành tăm - loại cây ‘sợ nước' là một lựa chọn hoàn hảo.