| Hotline: 0983.970.780

Gỗ ghép thanh xuất khẩu vẫn được hưởng thuế 0%

Thứ Sáu 14/08/2020 , 18:21 (GMT+7)

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa ban hành văn bản thông báo mặt hàng gỗ ghép thanh xuất khẩu vẫn được trong nhóm hàng hóa hưởng thuế xuất 0%.

Mặt hàng gỗ ghép thanh xuất khẩu vẫn được Tổng cục Hải quan xếp vào nhóm hàng hóa hưởng thuế xuất khẩu 0%. Ảnh: QH.

Mặt hàng gỗ ghép thanh xuất khẩu vẫn được Tổng cục Hải quan xếp vào nhóm hàng hóa hưởng thuế xuất khẩu 0%. Ảnh: QH.

Cụ thể, trong thông báo số 5344/TB-TCHQ ngày 13/8/2020 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Tổng cục Hải quan cho biết đã phân loại mặt hàng gỗ ghép thanh vào mã HS 4418 với mức thuế xuất khẩu 0%.

Theo đó, thông báo 5344/TB-TCHQ sẽ thay thế văn bản 4250/TB-TCHQ ngày 24/6/2020 sau khi Tổng cục Hải quan xem xét kiến nghị của doanh nghiệp, Hiệp hội và các Bộ ngành liên quan, đặc biệt là Bộ NN-PTNT tại văn bản số 5078/BNN-TCLN ngày 31/7/2020 về việc áp mã HS đối với ván ghép thanh khi xuất khẩu.

Trên cơ sở ý kiến của Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính tại công văn ngày 3/8/2020 về việc phân loại và áp dụng mức thuế với mặt hàng tấm gỗ và kiến nghị của Cổ phần Chế biến Gỗ Mộc Cát Tường, Tổng cục Hải quan đồng ý áp dụng mức thuế 0% với gỗ ghép thanh xuất khẩu.

Mặt hàng gỗ ghép thanh tên gọi theo cấu tạo, công dụng gồm gỗ cao su dạng tấm, đã bào, đã chà nhám, kích cỡ (44x1100x4500)mm, được ghép ngang từ các thanh đã nghép nối đầu. Tấm chưa sử dụng được ngay, phải qua gia công thêm để làm ván lót sàn, mặt bàn, cầu thang,… tùy thuộc vào mục đích sử dụng sẽ thuộc nhóm 4418 bao gồm các sản phẩm “Đồ mộc dùng trong xây dựng, kể cả tấm gỗ có lõi xốp, tấm lát sàn đã lắp ghép và ván lợp”.

Việc Tổng cục Hải quan áp thuế 0% với gỗ ghép thanh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ. Ảnh: QH.

Việc Tổng cục Hải quan áp thuế 0% với gỗ ghép thanh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ. Ảnh: QH.

Trước đó, Tổng cục Hải quan có văn bản số 4250/TB-TCHQ ngày 24/6/2020 về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Mộc Cát Tường. Theo văn bản 4250, Tổng cục Hải quan kết luận, áp mặt hàng gỗ ghép thanh của Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Mộc Cát Tường vào mã HS 4407 khi khai báo xuất khẩu.

Theo qui định, sản phẩm được qui vào mã HS 4407 là mặt hàng gỗ nguyên liệu và hiện đang chịu thuế xuất khẩu 25%. Trong khi đó, cũng theo kết quả kiểm tra của Tổng cục Hải quan số 377/TB-KĐ ngày 13/3/2019 đối với mặt hàng này khi làm thủ tục xuất khẩu lại được ghép mã khai báo là HS 4418. Hiện, mức thuế xuất khẩu áp với mã HS 4418 là 0%. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Chế biến Gỗ Mộc Cát Tường không đồng ý kết quả phân loại và đề nghị xem xét lại để được phân loại mặt hàng thuộc nhóm 4418 hoặc nhóm 44.21 (hưởng thuế xuất khẩu 0%).

Trước những khó khăn của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ ván thanh, Tổng cục Hải quan đã tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp và cơ quan liên quan để xác định rõ qui trình sản xuất, chế biến sản phẩm, qui cách sử dụng để quyết định áp dụng mã HS phù hợp với nhóm các mặt hàng gỗ cao su xuất khẩu dạng tấm bằng thông báo số 5344/TB-TCHQ ngày 13/8/2020.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Trồng rừng giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu

Kiên Giang Trong giai đoạn 1, J&T Express tổ chức trồng mới 15.000 cây tràm, giúp mở rộng thêm 1ha rừng tràm ngập phèn tại Vườn quốc gia U Minh Thượng – Kiên Giang.

Những công nghệ 'chia lửa' cho lực lượng giữ rừng

Rừng đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống thiên tai. Việc ứng dụng công nghệ trong bảo vệ rừng đầu nguồn giúp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.