| Hotline: 0983.970.780

Gỡ khó hệ thống trường trung cấp

Thứ Hai 04/08/2014 , 08:20 (GMT+7)

Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) là một kênh quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân nhưng rất nhiều học sinh lại không muốn vào học.

Làm thế nào có thể gỡ khó cho hệ thống trường này là nội dung xuyên suốt được đại diện các địa phương đưa ra bàn thảo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 do Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD-ĐT) tổ chức vừa qua.

Ngắc ngoải

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (GDCN) Phạm Như Nghệ, kết thúc năm học 2013-2014, cả nước có 593 cơ sở đào tạo TCCN với tổng số gần 486.000 học sinh, trong đó TCCN là 291 trường, 209 trường hệ cao đẳng, 64 trường đại học và 29 cơ sở khác.

Tuy nhiên, 4 năm trở lại đây, công tác tuyển sinh hệ TCCN gặp nhiều khó khăn, kết thúc năm 2013, số thí sinh nhập học vào các cơ sở đào tạo TCCN đạt 49,5% (180.389 học sinh) so với chỉ tiêu xác định, trong đó có hàng chục cơ sở đào tạo công lập cũng ngắc ngoải, không tuyển sinh không đủ chỉ tiêu.

Tuy nhiên, hệ thống trường TCCN bớt "tối" hơn khi 4 năm trở lại đây, cơ cấu học sinh nhóm đào tạo đang có xu hướng tăng nhẹ và tập trung nhiều nhất ở nhóm ngành Sức khỏe (35,2%); Kinh doanh (18,4%); Đào tạo giáo viên (16,6%); Công nghệ kỹ thuật (15,2%).

Cũng theo ông Nghệ, dù còn nhiều khó khăn nhưng năm học tới, Vụ GDCN sẽ chỉ đạo các địa phương đánh giá vị trí việc làm của người lao động và nhu cầu nhân lực, trình độ TCCN.

Tiếp tục mở rộng quy mô, đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo, các hệ đào tạo phải gắn với bảo đảm chất lượng, phù hợp với khả năng cung ứng nhân lực của cơ sở đào tạo và quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, nhu cầu người học và nhất là đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong nước.

Ngoài ra sẽ tăng cường công tác tư vấn, hướng nghiệp tại nhiều địa phương, trong đó sẽ tập trung làm rõ các giải pháp phân luồng học sinh sau trung học cơ sở vào học TCCN.

"Muốn thoát được tình trạng như hiện nay, các trường phải đi bằng hai chân: chủ động thay đổi giáo trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội và kéo DN cùng vào cuộc", ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ GDCN.

Phó GĐ Sở GĐ-ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại cho rằng, nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến câu chuyện khó tuyển sinh trong khối TCCN bắt nguồn từ việc cơ sở vật chất các trường TCCN quá lạc hậu, ít thay đổi.

Thêm nữa, nhiều năm nay chưa hề có chương trình đầu tư nào dành để nâng cấp cơ sở, trang thiết bị hệ thống trường và đội ngũ giáo viên.

Vì vậy, chính Bộ GD-ĐT cần phải có cơ chế để thay đổi những khái niệm không rõ ràng, phải xây dựng được chuẩn hướng dẫn nghề nghiệp, một giáo trình đào tạo chung để các trường thực hiện thì mới thu hút được đầu vào.

Bộ cũng tính xem việc nhập hai hệ thống trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp dưới một tên chung mang nội hàm tất cả nội dung đào tạo. "Ngay giữa Thủ đô mà có một hệ thống đào tạo không có người học, điều này chúng ta cần phải xem xét lại", ông Đại nói.  

Nhiệm vụ sống còn

Tạm chốt lại câu chuyện khó tuyển sinh trong khối trường TCCN và những vấn đề chưa thể tháo gỡ trong thời gian ngắn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, để giải đáp câu hỏi vì sao học sinh không muốn vào học trong các trường TCCN thì chính các trường phải chủ động tìm câu trả lời.

Và, trong quá trình chờ có giải pháp, các trường cần chủ động khảo sát tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS không muốn vào trường TCCN để học nghề.

Ngoài ra, cần kết hợp với DN để sinh viên ra trường có việc làm ngay, đây phải coi là nhiệm vụ sống còn của các trường. Tiếp đó, cần sắp xếp lại hệ thống đào tạo để không còn manh mún, rồi tập trung đầu tư cho những cơ sở có quy mô cho ra tấm, ra món.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.