| Hotline: 0983.970.780

Gỡ nỗi lo lò sấy

Thứ Năm 19/06/2014 , 08:15 (GMT+7)

Lò sấy lúa cải tiến không trở mẻ của DN tư nhân Năm Nhã (An Giang) đã được nông dân và DN chế biến lúa gạo tin tưởng đầu tư lắp đặt ngày càng nhiều để phục vụ SX cánh đồng lớn.

Từ năm 2004 đến cuối năm 2013 DNTN Năm Nhã (An Giang) đã SX được trên 2.000 lò sấy lớn nhỏ, giá bán ra từ 80 - 250 triệu đồng/lò. Trong đó, có gần 60 lò xuất sang Campuchia và 20 lò sấy nổi lưu động, đảm bảo độ bền từ 7 - 8 năm.

Mới đây, ông Năm Nhã còn chế tạo lò sấy mô hình mini có đầy đủ tính năng hoạt động với công suất 5 kg/mẻ. Ông đem mô hình lò sấy này đi dự thi nhà nông sáng tạo tại Hà Nội và đạt được giải Nhất.

Khi được hỏi về lò sấy lúa cải tiến của Năm Nhã, nhiều DN chế biến gạo XK và nông dân đã sử dụng đều tỏ ra hài lòng. Ông Đỗ Xuân Bang, TGĐ Cty CP Lương thực Trường Xuân (huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cho biết: “Nhà máy xay xát lúa gạo của tôi thuộc dạng khép kín, chuyên chế biến gạo XK, thời gian đầu gặp nhiều khó khăn về khâu sấy lúa, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.

Kể từ khi biết được lò sấy Năm Nhã, tôi đã đầu tư trên 3 tỷ đồng để lắp ráp 10 lò sấy cải tiến. Với thời gian hơn 2 tháng, đội ngũ công nhân của DN Năm Nhã đã thi công xong đưa các lò sấy đi vào hoạt động một cách đồng bộ, kịp thời đáp ứng nhu cầu sấy lúa đạt chất lượng cao cho CĐL mà DN đã bao tiêu với bà con".

Từ những thành quả đó, ông Năm Nhã đã vinh hạnh nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, trong đó vinh dự nhất là thư khen của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Cũng theo ông Bang: Ưu điểm của lò sấy Năm Nhã tốn ít nhân công, chi phí đầu tư thấp. Trước kia muốn có 600 tấn lúa sấy khô phải cần đến 40 - 50 lao động để xúc lúa, vác lúa và trở mẻ. Nay tất cả các công đoạn đều được lắp đặt bằng hệ thống tự động từ khâu lấy lúa dưới ghe lên lò sấy và ngược lại nên chỉ cần khoảng 4 - 5 lao động là đủ.

Kế đến là giảm 25% chi phí SX nhờ tiết kiệm được nguyên liệu (điện và chất đốt), giảm thời gian sấy, đồng thời đảm bảo được vệ sinh môi trường. Chính vì vậy mà khách hàng ưa chuộng nhờ điều chỉnh được ẩm độ do các đối tác yêu cầu.

Từ những thuận lợi và tính ưu việt nói trên, trong vụ ĐX vừa qua ông Đỗ Xuân Bang đã bao tiêu cho bà con hơn 800 ha lúa trong mô hình CĐL. Theo dự kiến, bước sang năm 2015 ông sẽ lắp ráp thêm 25 - 30 lò sấy để mở rộng việc bao tiêu sản phẩm cho nông dân các huyện Thới Lai, Cờ Đỏ và Vĩnh Thạnh (Cần Thơ).

Ông Trương Văn Chính ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) cũng là chủ một DN chế biến gạo XK thành đạt nhờ sử dụng 12 lò sấy cải tiến của DN Năm Nhã với công suất lớn, trung bình mỗi ngày sấy 500 tấn lúa.

Ông Chính nhận xét: “Ưu điểm nổi bật của lò sấy Năm Nhã là lúa sấy không cần trở mẻ mà hạt vẫn đạt ẩm độ cần thiết, không gãy gạo, tỉ lệ tấm và gạo đạt tiêu chuẩn XK. Riêng về lúa giống sau khi sấy có thể bảo quản trên 12 tháng”.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm