| Hotline: 0983.970.780

Gọi thế nào?

Chủ Nhật 15/09/2019 , 07:15 (GMT+7)

Hôm trước, tôi đưa con gái đi khai giảng ở trường mầm non, thấy chủ yếu các cháu học sinh đều do mẹ đưa đến trường.

Nhìn cảnh tượng ấy tôi chợt nhớ đến ý kiến của một nữ tiến sĩ nào đó cho rằng nên thay đổi cách gọi "phụ huynh" học sinh. Vị tiến sĩ kia cho rằng, dùng từ "phụ huynh" là ảnh hưởng nặng nề tư tưởng phong kiến, trọng nam khinh nữ của Nho giáo. Theo tiếng Hán, phụ huynh học sinh xét về nghĩa thực chỉ có CHA ANH. Và vị ấy đặt câu hỏi: “Vậy, vai trò của NGƯỜI MẸ học sinh ở đâu?”.

Hình ảnh một buổi họp phụ huynh (Ảnh minh họa).

Xét cả về lý, lẫn tình, mẹ là người ruột thịt, có công lao lớn nhất đối với sự ra đời và khôn lớn của con cái. Thậm chí, chỉ có mẹ, mới biết con mình là do ai cùng đóng góp tạo thành. Đi họp "phụ huynh", nếu không có mẹ, chắc gì ông bố đã biết chính xác mình đang đi họp cho ai? Chưa kể, hiện nay, gia đình sinh ít con, nhiều nhà toàn nữ, thì chữ "Huynh" kia cũng không còn nhiều tác dụng. Thực tế rất ít trường hợp anh trai đi họp "phụ huynh" cho em. Từ suy luận đó, vị kia đề xuất nên đổi mới tư duy, thay đổi quan điểm về bình đẳng giới, không nên gọi là "phụ huynh" học sinh nữa, mà cần phải gọi là "bố mẹ học sinh".

Đề xuất ấy có lý, nhưng cái tên gọi mới chưa được hợp lý lắm. Vì mẹ có nhiều đóng góp, giữ vai trò "chủ sở hữu con cái" nhiều và rõ rệt hơn bố, lại còn cho bú từ nhỏ nên phải gọi là "mẹ bố học sinh" mới xứng với công lao, đóng góp. Khổ nỗi, “mẹ bố học sinh" dù đúng ngữ cảnh, hợp lý, hợp tình, nhưng có vẻ vẫn chưa đủ bao quát, sát thực tế. Bởi ngày nay, ngoài mẹ, bố, nhiều gia đình còn có ông, bà, anh, chị, thậm chí cả...ô sin ở chung với nhau. Nhiều gia đình trẻ, do MẸ BỐ HỌC SINH phải đi làm ăn xa nên con cái gửi cho ông bà, hoặc thuê ô sin chăm sóc, đưa đón đi học. Nếu chỉ coi "mẹ bố học sinh" là người thân thì đến lúc nhà trường cần xin ý kiến sẽ rất khó.

Trước tình huống này, tôi đã nghĩ đến từ "Thân nhân Học sinh", nhưng có vẻ hơi... sính ngoại và nặng về phần "hiếu hỉ". Nghĩ mãi, mới thấy, để phù hợp với thời đại, với đời sống đang thay đổi từng ngày, nên dùng cụm từ "Rộng Gia", nghĩa là Gia đình mở rộng. Lúc này, ngoài bố mẹ thì nhân viên, lái xe của bố mẹ, cô giúp việc, ông hàng xóm... đều có thể thay thế MẸ BỐ học sinh được. Nếu từ này được chấp thuận, chúng ta sẽ không phải đi họp "phụ huynh học sinh" nữa, các cuộc họp cũng không chỉ dừng ở mức "MẸ BỐ HỌC SINH", mà sẽ thành RỘNG GIA HỌC SINH. Nghe có vẻ hơi nghịch nhĩ, nhưng lại rất đúng và đủ ý, phải không RỘNG GIA HỌC SINH?!?

(Kiến thức gia đình số 37)

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất