| Hotline: 0983.970.780

Gồng mình dập dịch đạo ôn hại lúa

Thứ Tư 28/03/2012 , 10:35 (GMT+7)

Theo thống kê, tính đến ngày 23/3/2012 tổng diện tích lúa xuân trên toàn huyện bị nhiễm đạo ôn đã lên tới gần 340 ha...

Vụ xuân 2012, huyện Thanh Chương (Nghệ An) gieo cấy 8.350 ha lúa (lúa lai chiếm 92%).  Từ giữa tháng 3 đến nay, do thời tiết thất  thường; ngày nắng ấm, đêm sương phủ kín ruộng đồng, xen kẽ các đợt gió mùa ngắn đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh, phát triển trên diện rộng.

Theo thống kê, tính đến ngày 23/3/2012 tổng diện tích lúa xuân trên toàn huyện bị nhiễm đạo ôn đã lên tới gần 340 ha, trong đó 185 ha nhiễm nhẹ, 112 ha nhiễm trung bình và 40 ha nhiễm nặng. Điều đáng lo ngại là do người dân chủ quan nên diện tích nhiễm bệnh tăng chóng mặt, chưa có dấu hiệu dừng lại. Hai xã bị nhiễm bệnh đạo ôn nhiều và nặng nhất là Thanh Hương (156 ha), Thanh Thịnh (100 ha). Các xã Ngọc Sơn, Xuân Tường, Thanh Khai, Võ Liệt, Thanh Chi bị nhiễm bệnh cục bộ và ở mức độ nhẹ nhưng cũng từ 10- 15 ha/xã... 

Bà con tích cực ra đồng phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn

Trạm BVTV, Phòng NN- PTNT đã phải chạy đôn chạy đáo đến các địa phương để cùng với bà con triển khai các biện pháp dập dịch. Tuy nhiên, lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh nên bệnh đạo ôn xâm nhập rất nhanh, một số diện tích nhiễm nặng từ chỗ xuất hiện đốm vàng đã bắt đầu có triệu chứng bị tụt lá.

Chúng tôi tìm về xã Thanh Hương, nơi được xem là “tâm bão” của dịch bệnh nay thì thấy chị Nguyễn Thị Bích Phượng, Trạm trưởng Trạm BVTV huyện Thanh Chương đang trực tiếp về đây chỉ huy chống dịch. Cùng với nông dân lội xuống ruộng vạch từng gốc lúa ra xem, chị Phượng cho biết: “Thửa ruộng này nhìn qua vẫn thấy lúa xanh mượt mà nhưng thực tế đã bị nhiễm đạo ôn ở thời kì cấp tính. Nếu bà con chủ quan, không đi thăm đồng thường xuyên sẽ rất khó phát hiện ra bệnh đạo ôn để có biện pháp phòng trừ... Vụ xuân năm nay, bệnh đạo ôn xuất hiện đúng vào thời kỳ lúa đẻ nhánh rộ. Thời điểm này lá lúa mỏng, giàu đạm, thời tiết lại thuận lợi, nhất là trên các thửa ruộng đã khô nước, bệnh càng có điều kiện xâm nhập rất nhanh, sau đó lây lan nhanh ra các thửa khác, hiệu quả phòng trừ không được như mong muốn".

Theo chị Phượng, trạm khuyến cáo bà con tạm thời ngừng bón đạm và phân bón lá, giữ đủ nước trong ruộng và phun các loại thuốc đặc hiệu như Beam 75WP, Filia 525 SE, Katana 200 SC… để phòng trừ. Đối với số diện tích bị nhiễm nặng, phải bỏ công gom lá đốt hoặc chôn vùi, sau đó mới dùng Beam 75WP, liều lượng 2 gói/500 m2 pha với 20- 24 lít nước phun trừ. Phun xong bà con vẫn phải thường xuyên thăm đồng để theo dõi tình hình, sau 5-7 ngày tiến hành phun lại đợt 2...

Điều dễ nhận thấy là những hộ dân tuân thủ đúng hướng dẫn của cán bộ BVTV và sử dụng liều lượng và kĩ thuật phun thuốc đều cho kết quả tốt. Anh Nguyễn Đức Hải, trú tại xóm 2, xã Thanh Hương phấn khởi cho biết: “Nhà tui làm 5 sào lúa vụ xuân, do chủ quan không thăm đồng thường xuyên nên cả 5 sào đều nhiễm đạo ôn. Ngày 17/3 tui mua thuốc Beam 75WP vè phun đến hôm nay đã phun lại lần 2, đã thấy lúa ra nhánh mới không còn bị đốm nữa, có lẽ đã qua được đợt dịch hại này rồi...”.

Theo thống kê của Chi cục BVTV Nghệ An, đến ngày 24/3 toàn tỉnh có trên 883 ha lúa nhiễm đạo ôn. Trong đó gần 72 ha nhiễm nặng, trên 205 ha nhiễm trung bình. Các giống lúa nhiễm nhiều nhất là AC5, BC15, Khải Phong 1, nếp các loại, Q5, SQ2 ...

Một số đối tượng sâu bệnh khác cũng đang phát sinh gây hại cục bộ. Cụ thể rầy nâu- rầy lưng trắng mật độ từ 5- 7 con/m2, nơi cao từ 50 - 100 con/m2 tại Quế Phong, Quỳnh Lưu. Bệnh tuyến trùng rễ gây hại tại Hưng Nguyên, Nam Đàn, bệnh bọ xít đen gây hại tại Đô Lương, Nam Đàn, Nghi Lộc...

Trong khi đó, khi chúng tôi ghé vào thửa ruộng nhà chị Nguyễn Thị Xuân, cũng trú tại xóm 2 thì khá nhiều đám lúa từ đốm vàng đã bắt đầu tụt lá. Chị Xuân cho biết: Nhà tui làm 3 sào vụ xuân, đợt này bị nhiễm đạo ôn mất 1 sào 10 thước. Không biết răng mà tui đã pha 2 gói Beam 75WP trong 10 lít nước lã và đem phun rồi mà đốm vàng trên lá lúa lại xuất hiện càng nhiều. Anh xem cả thửa ruộng hơn 800 m2 đã ngả sang màu vàng và bắt đầu có dấu hiệu tụt lá...

Trả lời câu hỏi của PV vì sao nhà chị Xuân đã phun Beam 75WP rồi mà lúa lại có hiện tượng trên, chị  Phượng khẳng định gia đình này đã pha tỷ lệ thuốc sai hướng dẫn, nồng độ thuốc quá đậm đặc, ảnh hưởng trực tiếp đến cây lúa.

 Ông Lê Đình Thanh, Trưởng phòng NN- PTNT huyện Thanh Chương cho biết: Sau nửa tháng tập trung mọi lực lượng dập dịch đạo ôn, đến thời điểm này cơ bản đã xử lý được 208 ha nhiễm dịch (chủ yếu trên diện tích bị nhiễm nặng và nhiễm trung bình). Chúng tôi đang chỉ đạo nông dân các xã tuyệt đối không chủ quan, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cán bộ Trạm BVTV để xử lí triệt để. Trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nóng lạnh bất thường như hiện nay, phải thường xuyên bám ruộng, bám đồng để dập dịch nhanh; đồng thời phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh khác để đảm bảo vụ xuân thắng lợi”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm