| Hotline: 0983.970.780

Góp phần rạng danh cà phê Tây Nguyên

Thứ Năm 24/07/2014 , 08:54 (GMT+7)

Đất Tây Nguyên là đất đồi, chua, bón phân Văn Điển phù hợp vì phân có canxi (mang tính kiềm), góp phần cải tạo đất.

Tây Nguyên có 423.000 ha cà phê, chiếm 90% diện tích cà phê của cả nước. Cà phê Tây Nguyên được thế giới biết đến là sản phẩm chất lượng cao, đang có mặt ở 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên chia sẻ: “Viện đã khuyến cáo nông dân dùng phân lân Văn Điển từ hàng chục năm nay. Đất Tây Nguyên là đất đồi, chua, bón phân Văn Điển phù hợp vì phân có canxi (mang tính kiềm), góp phần cải tạo đất.

Ngoài ra trong phân còn có các chất vi lượng rất cần thiết do cà phê có năng suất cao, 1 năm 1 ha thu 25 - 30 tấn quả nên vi lượng dễ bị thiếu hụt. Trong SX cà phê, vi lượng là yếu tố ảnh hưởng tới năng suất”.

Lân Văn Điển là loại phân đa chất, ngoài chất dinh dưỡng chính là lân (P2O5) còn có các chất dinh dưỡng khác rất cần thiết cho cây trồng và cải tạo đất như vôi (canxi), manhe, silic, đồng, Bo, mangan, kẽm, molipđen, coban…

Lân Văn Điển có tính kiềm (pH 8 - 8.5), không độc hại, không tan trong nước mà tan trong môi trường axit yếu do rễ cây tiết ra, nên khi bón xuống ruộng không rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ. Nếu cây sử dụng không hết thì các chất trong lân Văn Điển vẫn còn được giữ lại trong đất cung cấp cho cây trồng vào vụ sau.

Cây trồng được bón lân Văn Điển không những mang lại năng suất cao, chất lượng tốt mà còn tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống đổ ngã và sự khắc nhiệt của thời tiết.

Ông Nguyễn Minh Trường, PGĐ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Diện tích cà phê của Lâm Đồng là 151.000 ha, đất thâm canh chủ yếu là đất đồi dốc, đất chua độ pH < 4.5. Phân lân Văn Điển chậm tan nên hạn chế bị rửa trôi, có canxi (vôi) nên có tác dụng cải tạo đất.

Qua thực tế và qua nhiều mô hình trình diễn bón lân Văn Điển hoặc NPK Văn Điển đất tốt lên, cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt, năng suất tăng khoảng 10%, giảm chi phí và nâng cao chất lượng".

Theo chia sẻ của ông Hoàng Văn Chính, thôn Tam Hiệp, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, gia đình ông có 3 ha cà phê, những năm trước bón phân lân Văn Điển, 3 năm nay chuyển sang dùng NPK Văn Điển. Bón phân Văn Điển thân cây cà phê màu xanh hơn, vươn ngọn nhiều, lá phẳng màu xanh nõn chuối, lá dày, da quả bóng, hạn chế bệnh gỉ sắt, đốm mắt cua.

Từ hiệu quả của phân bón Văn Điển bón cho cây cà phê, trong những năm qua Cty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã phối hợp với các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các trường ĐH trong nước làm ra dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho cây cà phê phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của Tây Nguyên.

Dòng sản phẩm gồm 4 loại phân bón: Phân đa yếu tố 10.12.5; phân đa yếu tố 12.8.12; phân đa yếu tố 12.12.12; Phân đa yếu tố 16.6.16. 

4 loại phân bón trên có thành phần dinh dưỡng từ 60 - 75%. Trong đó, các chất trung lượng và vi lượng từ 22 - 42%.

Cách bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển để đạt năng suất cao nhất cho cây cà phê kinh doanh (cà phê sau trồng từ năm thứ 4 trở đi): 1 năm có 4 đợt bón:

Đợt 1: Bón vào tháng 1, tháng 2. Bón thúc ra hoa, dùng NPK 10.12.5, lượng bón 0.5 - 0.7 kg/cây.

Đợt 2: Bón tháng 3, tháng 4. Bón đậu quả và nuôi quả, sử dụng NPK 12.8.2 hoặc NPK 12.12.12, lượng bón 0.7 - 0.9 kg/cây.

Đợt 3: Bón tháng 6, tháng 7. Bón thúc quả lớn, hạn chế rụng quả, sử dụng NPK 12.8.12, lượng bón 0.7 - 0.9 kg/cây.

Đợt 4: Bón tháng 8 tháng 9, bón thúc quả lớn và tăng cường chuyển hóa các chất dinh dưỡng vào hạt cà phê, đồng thời tái tạo cành, lá cho quả năm sau.

14-28-27_2
Phân bón Văn Điển thường xuyên có những hội nghị tri ân người nông dân Tây Nguyên

Tây Nguyên có được diện tích cà phê lớn, năng suất, chất lượng cao nhờ được thiên nhiên ưu đãi cho đất đai, khí hậu tốt lành... còn có cả những đóng góp thầm lặng không nhỏ của phân bón Văn Điển trong hàng thập kỷ qua.

Sử dụng NPK 16.6.16, lượng bón 0.6 - 0.7 kg/cây. Các đợt bón đều làm theo cách xới đất xung quanh tán lá cà phê cách gốc 30 - 40 cm, rộng 15 - 20 cm, sâu 5 - 6 cm, rải đều phân NPK Văn Điển rồi lấp đất phủ kín phân. Với nương cà phê có độ dốc cao trên 15 độ thì bón phân theo hố giữ màu.

Người trồng cà phê Tây Nguyên đang dần xóa bỏ tập quán bón phân đơn: bón đạm, lân, kali riêng rẽ chia làm nhiều đợt trong năm và bón vãi trên mặt. Làm như vậy sẽ tốn nhiều công và phân bón bị rửa trôi nhiều và đến nay họ đã biết cách bón phân lân Văn Điển và phân NPK Văn Điển đúng kỹ thuật.

Tỉnh Đăk Lăk có diện tích cà phê trên 200 ngàn ha (lớn nhất cả nước). Bà Nguyễn Thị Long Hải, Trưởng phòng Cây trồng, Trung tâm Khuyến nông Đăk Lăk nhấn mạnh: “Sử dụng phân Văn Điển nhiều năm đến nay đã trở thành tiềm thức của bà con nông dân. Phân bón Văn Điển góp phần cải tạo đất, kích thích bộ rễ, cây cành mập, lá xanh đậm, màu quả bóng đẹp, quả cà phê chín tập trung, tăng độ chắc của hạt”.

Bón phân NPK Văn Điển giúp cho cây cà phê sinh trưởng phát triển tốt như vậy ngoài ra nó còn giúp cây cà phê hạn chế các loại sâu bệnh như rệp sáp, rệp vẩy, bọ xít, bệnh gỉ sắt, đốm mắt cua. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển cung cấp các chất dinh dưỡng cân đối và hợp lý theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trưởng của cây cà phê, trong đó có vai trò của các chất trung và vi lượng cũng rất cần thiết.

Các chất trung lượng như lưu huỳnh, manhe, canxi rất cần thiết cho cây cà phê nhất là trong mùa khô, giúp cho hoa nở tốt, tỷ lệ đậu quả cao, năng suất chất lượng tốt. Nếu thiếu lưu huỳnh, lá non, mỏng giòn chuyển vàng; thiếu manhe, canxi cây yếu dễ gẫy cành, rụng quả; thiếu vi lượng cây cằn cỗi, lá non nhàu hoặc dài ra, hạt phấn kém phát triển, tỷ lệ đậu quả thấp.

Các nguyên tố vi lượng còn giúp cà phê tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện nắng nóng trong mùa khô. Đồng thuận với những cơ sở khoa học trên, ông Võ Văn Hoàng, thôn 3, xã Hòa Thuận, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk tâm sự: “Gia đình tôi có 4 ha cà phê. Bón phân NPK Văn Điển cây cà phê xanh tốt, tán đẹp, lá to bóng, hạn chế số lần phun thuốc, vỏ quả sáng bóng, lúc chín vỏ quả đỏ tươi, hạt đều, ít nhân lép, năng suất và chất lượng cà phê tốt hơn”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm