| Hotline: 0983.970.780

Góp sức làm cầu nông thôn

Thứ Sáu 14/02/2014 , 10:30 (GMT+7)

5 năm qua, hội viên, nông dân toàn tỉnh An Giang đóng góp được hơn 238 tỷ đồng và trên 112.000 ngày công để xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) và hoạt động từ thiện.

5 năm qua, hội viên, nông dân toàn tỉnh An Giang đóng góp được hơn 238 tỷ đồng và trên 112.000 ngày công để xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) và hoạt động từ thiện. Trong đó, xây dựng 125 cây cầu giao thông liên ấp và liên xã.

Xây dựng được chiếc cầu nối liền 3 xã Hiệp Xương, Phú Bình và Hoà Lạc của huyện Phú Tân là niềm vui lớn của người dân trong khu vực. Nhắc tới đây, ai cũng đều biết nông dân giỏi cấp tỉnh Phạm Dân Chúng (ấp Hoà An, xã Hoà Lạc) có nhiều đóng góp công sức và tiền của vào công trình này.

Thành lập hơn một năm nay, 2 tổ bắc cầu nông thôn ở Hoà Lợi 2 và Hoà Lợi 3 (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) vận động được trên 876 triệu đồng để xây dựng được 6 cây cầu sắt liên ấp, liên xã; cất và sửa chữa 12 cây cầu gỗ bắc ngang tuyến kênh, rạch.


Những cây cầu nông thôn do nông dân bỏ tiền ra làm 

Ông Cao Văn Vịnh, Chủ tịch UBMTTQ xã Vĩnh Lợi, cho hay: Nhờ vậy, giao thông ở vùng sâu Vĩnh Lợi rút ngắn khoảng cách với trung tâm xã và huyện Châu Thành. Tổ bắc cầu nông thôn hoạt động theo tinh thần tự nguyện và có sự phân công của các thành viên, hầu hết đều là những hội viên, nông dân địa phương.

Theo ông Huỳnh Tấn Đấu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Châu Thành, trong 2 năm 2012 - 2013, hội viên, nông dân các xã, thị trấn đóng góp trên 138.500 ngày công và xấp xỉ 9 tỷ đồng để xây dựng GTNT và phúc lợi xã hội. Phong trào xây dựng cầu, đường nông thôn mạnh nhất là các xã dọc tuyến kênh Mặc Cần Dưng và phía giáp ranh Châu Thành - Thoại Sơn do có nhiều tuyến kênh xẻ dọc, xẻ ngang.

Thoại Sơn là huyện khởi xướng và cũng là địa phương đi đầu ở An Giang về xây dựng cầu, đường nông thôn. Phong trào phát triển mạnh mẽ và duy trì tốt, chuyển đổi nhanh từ “cầu dây văng” sang “cầu sắt” và “cầu bê tông cốt thép”. Ông Vũ Thanh Quyền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện, cho biết, trung bình mỗi năm, hội viên, nông dân các xã, thị trấn đóng góp trên 1 tỷ đồng và trên 3.000 ngày công lao động.

Năm 2013, nông dân giỏi cấp tỉnh An Giang đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng, giá trị SX trên 130 triệu đồng/ha/năm, doanh thu bình quân trên 400 triệu đồng/hộ/năm, hướng dẫn giúp đỡ trên 9.000 nông dân vượt khó thoát nghèo, đóng góp trên 5 tỷ đồng và trên 39.000 công lao động xây dựng cầu, đường nông thôn.

Theo ông Nguyễn Văn Trí, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Chợ Mới, 5 năm qua, hội viên, nông dân các xã, thị trấn đóng góp trên 27 tỷ đồng xây dựng GTNT, trong đó có việc cất mới và sửa chữa 178 cây cầu.

Tại các xã Nhơn Mỹ, Hoà An, Bình Phước Xuân… phong trào xây dựng cầu giao thông liên ấp, liên xã được phát động với sự đóng góp của hội viên, nông dân, nhân dân trong và ngoài huyện. Trong đó, có sự đồng tình hưởng ứng của các chức sắc, chức việc tôn giáo và sự nhiệt tình tham gia của các tín đồ.

5 năm qua, nông dân ở An Giang đã sửa chữa và xây dựng 125 cây cầu giao thông liên ấp, liên xã. Riêng năm 2012, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng được 40 cây cầu bắc ngang kênh và liên xã. Kết quả đó, không chỉ nói lên ý thức tự giác, mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của hội viên, nông dân tích cực tham gia xây dựng NTM. Tất cả cũng vì cộng đồng, ai cũng mong muốn xứ sở mình ngày thêm khởi sắc.

Ông Nguyễn Thanh Phong, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang, khẳng định: Đây là những công trình ý nghĩa, thiết thực phục vụ lợi ích trên địa bàn dân cư.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.