| Hotline: 0983.970.780

Góp sức tạo diện mạo mới cho nông thôn

Thứ Tư 07/01/2015 , 09:48 (GMT+7)

Qua 4 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, đến nay số tiêu chí đạt bình quân/xã là 13,7 tiêu chí, đã có 8 xã đạt chuẩn NTM và dự kiến trong quý I/2015, tỉnh Long An tiếp tục công nhận thêm 18 xã đạt chuẩn.

Báo NNVN có cuộc trao đổi với ông Đỗ Hữu Lâm (ảnh), Chủ tịch UBND tỉnh Long An, quanh vấn đề này.

13-21-38_u1e2nh-1-u00d4ng-u0110u1ed7-hu1eefu-lu00e2m-chu1ee7tu1ecbch-ubnd-tu1ec9nh-long-n

Sáng tạo

Xây dựng NTM ở mỗi địa phương có cơ chế, chính sách và cách làm sáng tạo khác nhau. Ở Long An có cách làm nào được xem là sáng tạo đột phá, đem lại hiệu quả cao nhất mà ông tâm đắc?

Toàn tỉnh Long An có 166 xã với tổng diện tích tự nhiên là 436.302 ha (chiếm 97% diện tích toàn tỉnh).

Xuất phát điểm xây dựng NTM thấp, năm 2010 số tiêu chí đạt bình quân/xã là 6 tiêu chí, số xã đạt dưới 10 tiêu chí chiếm đến 91%. Qua 4 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, đến nay số tiêu chí đạt bình quân/xã là 13,7 tiêu chí, đã có 8 xã đạt chuẩn NTM và dự kiến trong quý I/2015 tỉnh tiếp tục công nhận thêm 18 xã đạt chuẩn.

Đạt được kết quả này có sự đóng góp rất lớn của người dân và cộng đồng dân cư. Để minh bạch cho người dân trong việc tham gia đóng góp, cũng như giám sát việc sử dụng các nguồn vốn xây dựng NTM, nhất là nguồn vốn do người dân đóng góp, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết quy định cụ thể mức hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước thực hiện xây dựng NTM.

Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ cho 16 nhóm dự án (công trình), trong đó 8 nhóm dự án được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% tổng mức đầu tư.

Đó là: Quy hoạch xây dựng NTM cấp xã; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức NTM; xây dựng trụ sở xã; đường đến trung tâm xã, liên xã, trục xã và cầu giao thông trên các trục đường này; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa, khu thể thao xã và xây dựng nghĩa trang nhân dân.

Tám nhóm dự án còn lại, ngân sách nhà nước hỗ trợ từ 30 - 80% tổng mức mức đầu tư, phần chi phí còn lại từ 20-70% được huy động từ sự đóng góp tự nguyện của người dân, DN, cộng đồng dân cư.

Đây được xem là cách làm sáng tạo và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng cơ sở hạ tầng ở Long An đòi hỏi chi phí khá cao, nhất là GTNT. Vậy địa phương có cách làm nào để tiết kiệm được nguồn vốn mà công trình vẫn đạt chất lượng cao?

Chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng luôn chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng kinh phí thực hiện xây dựng NTM, nhất là về giao thông. Do đó, để tiết kiệm chi phí trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tỉnh đã triển khai áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù trong xây dựng NTM.

Theo đó, các công trình được áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù, như: Đường giao thông (đường trục xã, trục ấp, trục chính nội đồng và đường ngõ, xóm); cầu GTNT; kênh thủy lợi do xã quản lý; cống nội đồng; trạm bơm vừa và nhỏ; nhà văn hóa ấp.

Việc áp dụng cơ chế đầu tư đặc thù không chỉ tiết kiệm chi phí do giảm một số chi phí gián tiếp, đơn giản hóa thủ tục đầu tư mà còn tạo điều kiện để người dân phát huy vai trò chủ thể của mình thông qua hình thức “giao cho cộng đồng dân cư tự tổ chức thi công công trình”, từ đó giảm được chi phí rất lớn mà hiệu quả công trình mang lại theo mong muốn.

Tập trung tái cơ cấu nông nghiệp

Xin ông cho biết tỉnh Long An đã có những cách làm như thế nào trong việc đẩy mạnh SXNN để giúp nông dân nâng cao thu nhập?

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng kinh tế của tỉnh vẫn phát triển ổn định (tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11%), cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 27,3% (giảm 2,8% so với năm 2013); công nghiệp, xây dựng chiếm 41,5% (tăng 1,6% so với năm 2013); thương mại dịch vụ chiếm 31,2% (tăng 1,2% so với năm 2013).

13-21-38_u1e2nh-2-tru1ed3ng-thnh-long-u1edf-long-n-gu00f3pphu1e7n-vu00e0o-viu1ec7c-xu00e2y-du1ef1ng-ntm
Trồng thanh long ở Long An cho hiệu quả kinh tế cao

Để giúp nông dân tăng thu nhập, tỉnh đã tập trung ưu tiên thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:

Tập trung thực hiện kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cụ thể là: (1) Tập trung đầu tư phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực và có lợi thế của tỉnh, đó là: Lúa, thanh long, bắp (ngô), mè (vừng), rau, chanh thương phẩm, gia cầm, heo, bò sữa, cá nước ngọt, tôm. (2) Đẩy mạnh công tác khuyến nông và hoạt động nghiên cứu thử nghiệm, ứng dụng các thành tựu KHCN vào SX. (3) Tăng nguồn lực đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển SXNN.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển công nghiệp, đồng thời tập trung phát triển ngành nghề nông thôn gắn với thực hiện các đề án khuyến công và chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn.

Tỉnh đã công nhận 7 làng nghề truyền thống để làm cơ sở tập trung đầu tư khôi phục và phát triển, như: Chiếu Long Cang (Cần Đước), trống Bình An (Tân Trụ), chằm nón lá An Hiệp (Đức Hòa), đan cần xé Hiệp Hòa (Đức Hòa), chiếu Nhựt Tảo (Tân Trụ), đan mây tre Bến Long (Đức Hòa) và bánh tráng Nhơn Hòa (TP. Tân An).

Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản hàng hóa; hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa giữa nông dân với các DN, từng bước hình thành chuỗi liên kết SX - chế biến - tiêu thụ; hỗ trợ các DN ứng dụng thương mại điện tử, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thông qua các hội chợ, triển lãm, các kênh thông tin thị trường trong và ngoài nước.

Ngoài ra, việc tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn được thực hiện theo phương thức “vừa đào tạo tại cơ sở dạy nghề, vừa đào tạo lưu động tại xã, ấp” nên đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu, điều kiện của người học và bước đầu đã đem lại lợi ích thiết thực cho người dân, đó là việc làm và thu nhập.

Với những giải pháp trên, đã góp phần tăng thu nhập của người dân nông thôn lên 28 triệu đồng/người/năm (năm 2013 là 25,4 triệu đồng).

Xây dựng NTM ở Long An có những tồn tại bất cập nào và những giải pháp trọng tâm để tháo gỡ trong thời gian tới là gì?

Qua 4 năm triển khai thực hiện xây dựng NTM, số tiêu chí đạt bình quân mỗi xã là 13,7 tiêu chí, tăng 7,7 tiêu chí so với năm 2010. Tuy nhiên, chất lượng một số tiêu chí NTM đã đạt còn hạn chế so với yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia.

Cảnh quan môi trường nông thôn chưa thật sự xanh-sạch-đẹp; tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn có xu hướng gia tăng ở nhiều nơi; sự liên kết, hợp tác trong SX - chế biến - tiêu thụ còn hạn chế.

Các DN chưa gắn kết chặt với vùng nguyên liệu, nên việc tiêu thụ nông sản còn gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của người dân nông thôn.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên, tỉnh Long An sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM để cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân chủ động và tự giác tham gia thực hiện xây dựng NTM, nhất là tự bảo vệ cảnh quan, môi trường nông thôn.

Tập trung thực hiện có hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ phát triển SXNN theo hướng SX hàng hóa lớn, gắn với thị trường tiêu thụ và công nghiệp chế biến.

Giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội ở nông thôn. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nhất là các nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu sử dụng lao động của DN.

Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; thu hút, mời gọi DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm