| Hotline: 0983.970.780

Góp thúng, góp lưới… bám biển

Thứ Sáu 05/09/2008 , 08:00 (GMT+7)

Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân vùng biển Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ... (Quảng Ngãi) đã tự hợp sức để ra khơi...

Ngoài chính sách hỗ trợ của Nhà nước, ngư dân vùng biển Bình Sơn, Sơn Tịnh, Đức Phổ... (Quảng Ngãi) đã tự hợp sức để ra khơi. Họ cùng sát vai nhau san sẻ khó khăn...

 Trong khi ở một số vùng biển vì giá xăng dầu cao nên ngư dân phải cho tàu đắp chiếu nằm bờ, thậm chí là xả bản tàu lấy gỗ bán vớt vát từng đồng, nhưng ở xã Bình Hải (huyện Bình Sơn) ngư dân lại vào cao điểm mùa câu mực. Buổi chiều, nhiều chị em đã ngồi sẵn dưới những tán dừa bên mép biển để đợi thuyền câu mực về. Một chị cho biết, tàu câu mực xuất bến từ lúc 3g00 sáng và thả câu đến tầm 15g00 đến 16g00 là cập bến.

Ngư dân Quảng Ngãi liên kết để bám biển

Cùng thời gian này, chủ tàu hạng trung và hạng nhỏ chỉ vài chục CV cũng lao đao vì thân cô, thế cô “vượt cạn” sau mỗi chuyến về lỗ nhiều hơn lãi. “Bọn tui mới họp nhau lại, nhà nào không có thuyền thì góp thúng câu theo và góp thêm 15.000 – 20.000đ để chủ thuyền mua dầu chạy máy. Còn nhà chủ thì phải đưa thuyền chở thúng ra đến điểm câu rồi đến chiều lại “hốt” thúng về bờ. Từ đó mà ngư dân bọn tui liên kết nhau lại, mỗi người chịu một ít thì chi phí sẽ thấp xuống. Như nhà tui và 7 nhà khác cũng đang góp thúng với nhà anh Mận” - chị Huệ vui vẻ tiết lộ mô hình liên kết ra khơi. Vậy là nhà có thúng thì góp dầu cho chủ thuyền để cùng ra khơi.

Lập Đội tàu tình nghĩa

Ở huyện Đức Phổ, ngư dân lại “chung lưng” thành lập những đội tàu nghĩa tình. Ông Nguyễn Văn Thanh (Phổ Thạnh) bộc bạch kinh nghiệm: “Ngư dân bọn tui phải đi từ 5 đôi tàu trở lên. Thường thì sau một tuần các tàu gom số hải sản đánh bắt được, rồi cho một tàu mang về đất liền.

Và cứ thế mà quay vòng qua mỗi tàu để tiết kiệm bớt xăng dầu”. Những đội tàu tình nghĩa từ đây mà có. Mô hình này nhanh chóng lan rộng qua thôn Thạch Bi 1, Thạch Bi 2, Long Thạnh (Phổ Thạnh). Ở cảng Sa Cần (Bình Sơn), những chủ tàu lớn bèn “hợp đồng” với tàu nhỏ để trung chuyển giảm nhẹ chi phí.

Chị Võ Thị Tâm - chủ một chiếc thuyền 20 CV đang có 8 ngư dân góp thúng cùng đi câu mực. Chị Tâm cho biết: “Mỗi chuyến ra khơi bình quân cũng tốn 30 lít dầu với giá gần 500.000đ. Không liên kết thì vợ chồng tui cũng vẫn phải ra khơi. Mà một mình thì gánh sao nổi chi phí cao vậy. Nhưng từ khi liên kết nhau lại như thế này bọn tui cũng đỡ bớt phần nào. Được mùa thì cùng vui cả làng, còn không được thì mỗi nhà chịu một ít”.

Tàu lớn không dám chạy vì sợ lỗ vốn, còn nhiều ngư dân có thúng chay cũng chỉ quanh quẩn gần bờ câu vài con mực cải thiện bữa ăn. Nhưng đó là quá khứ, giờ đây, mấy trăm tàu, thuyền và hàng nghìn thúng câu của ngư dân Bình Hải đều vượt sóng ra khơi. Chị Phạm Thị Lan đang ngồi đợi chồng đi câu mực về tâm sự: “ Nhà túng thiếu chỉ có mỗi cái thúng để ảnh đi câu mực. Vừa rồi anh Quang Ánh chủ thuyền bảo góp thúng, góp dầu cùng gia khơi nhà tui gật đầu liền”.

Còn tại xã Bình Châu (huyện Bình Sơn), ngư dân lại cùng nhau góp lưới với chủ tàu lớn để bám biển. Sau chuyến ra khơi kéo dài gần 2 tháng trời trở về, vợ chồng ông Trần Làm (55 tuổi, thôn Định Tân) đang ra sức “vá” lưới để chuẩn bị cho đợt ra khơi sắp tới đây. Không có khả năng trang bị tàu thuyền, ông Làm cùng 6 ngư dân có cùng hoàn cảnh bèn “hợp sức” với nhau góp lưới cho chủ tàu Võ Xuân Hiếu. Ông Làm tiết lộ: “Mỗi nhà góp 50 tay lưới, chủ tàu sẽ bỏ toàn bộ tiền chi phí cho một chuyến đi. Sau khi trở về số chi phí đó sẽ chia đều cho đầu người. Như vậy sẽ đỡ cho cả đôi bên".

Hàng nghìn ngư dân ở các xã Bình Trị, Bình Thuận, Bình Phú, Bình Thạnh, Bình Đông, Bình Châu…, huyện Bình Sơn(Quảng Ngãi) đã nghĩ cách cải tiến ghe thúng “tay bơi” thành “thúng máy” và cột thêm buồm để lợi dụng sức gió, giảm tiêu hao nhiêu liệu. Theo thống kê sơ bộ, hiện ngư dân huyện Bình Sơn đã cải tiến, đóng mới hơn 1.000 thúng máy để đánh bắt ven bờ.

 

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Tháp cao tầng là biểu tượng của các thành phố lớn trên thế giới

Cùng chiêm ngưỡng những tòa cao ốc đã và đang góp phần quảng bá hình ảnh của các thành phố và quốc gia lớn trên thế giới.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất