| Hotline: 0983.970.780

Góp vốn một đằng, kiện đòi một nẻo nhưng tòa vẫn thụ lý

Thứ Sáu 14/08/2020 , 17:35 (GMT+7)

Luật sư cho rằng việc TAND tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định thụ lý vụ án “yêu cầu thanh toán vốn góp cổ phần trong công ty” là xác định sai đối tượng tranh chấp.

Tranh chấp xảy ra, Công ty Unifarm kiện đòi tiền HTX dịch vụ nông nghiệp Anh Đào.

Tranh chấp xảy ra, Công ty Unifarm kiện đòi tiền HTX dịch vụ nông nghiệp Anh Đào.

Mặc dù Công ty CP nông nghiệp U&I Bình Dương (Công ty Unifarm) lại kiện đòi tiền HTX dịch vụ nông nghiệp Anh Đào (HTX Anh Đào). Điều đáng nói, đơn kiện xác định đối tượng quan hệ pháp luật chưa rõ nhưng TAND tỉnh Lâm Đồng vẫn ra quyết định thụ lý vụ án.

Khi vui thì hùn vốn làm ăn

Đầu năm 2018, do nhu cầu phát triển kinh doanh, các thành viên của HTX Anh Đào (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cùng với Công ty Unifarm và Công ty Vietland Capital họp bàn thống nhất thỏa thuận nguyên tắc thành lập Công ty Anh Đào đặt tại lô đất số 07, khu nông nghiệp công nghệ cao ấp Lát, xã Đa Sar, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng với vốn điều lệ 70 tỷ đồng.

Số tiền này được dùng để mua lại toàn bộ tài sản của HTX Anh Đào (trừ tài sản không chia theo quy định của pháp luật) và cùng nhau phát triển thương hiệu rau Anh Đào lên tầm cao mới, trong đó phía Unifarm cam kết chịu trách nhiệm góp 70% vốn điều lệ và ông Nguyên Công Thừa góp 30% vốn điều lệ tương đương 21 tỷ đồng.

Cty Unifarm có cổ phần tại Công ty Anh Đào.

Cty Unifarm có cổ phần tại Công ty Anh Đào.

Ngày 01/02/2018 Công ty rau Anh Đào được thành lập. Ông Phạm Quốc Liêm (Tổng giám đốc Cty Unifarm) giữ chức chủ tịch HĐQT Công ty Anh Đào và cũng là người đại diện theo pháp luật của Cty; còn ông Nguyễn Công Thừa giữ chức TGĐ Công ty Anh Đào và cũng từ đó mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn bộ nhân sự của HTX Anh Đào đã được chuyển giao cho Công ty Anh Đào quản lý điều hành theo như thỏa thuận ban đầu.

Để thực hiện việc chuyển giao quyền đất thuê từ HTX Anh Đào sang Công ty Anh Đào thì trước đó HTX Anh Đào đã gửi văn bản đề nghị UBND huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) chấp thuận cho phép chuyển quyền thuê đất trực tiếp sang chủ thể mới và đã được UBND huyện Lạc Dương thống nhất về chủ trương, công việc còn lại sẽ do Công ty Anh Đào thực hiện.

Theo phản ánh từ phía HTX Anh Đào, mặc dù cổ đông lớn của Công ty Anh Đào là Công ty Unifarm chưa thực hiện đủ vốn góp như cam kết nhưng HTX Anh Đào đã triển khai một số công việc bàn giao tài sản cho Công ty Anh Đào, kể cả quyền điều hành HTX Anh Đào.

Ông Nguyễn Công Thừa cho biết, đến tháng 8 năm 2018 phần cam kết của Công ty Unifarm do ông Phạm Quốc Liêm là người đại diện vẫn chưa góp đủ vốn như thỏa thuận.

“Tôi đã góp đủ 21 tỷ tương đương 30% vốn đúng như thỏa thuận, và còn tiếp tục đầu tư thêm cho Công ty Anh Đào có chi phí hoạt động, Công ty Anh Đào còn nợ HTX Anh Đào hơn 10 Tỷ đồng”, ông Nguyễn Công Thừa khẳng định.

Sóng gió mâu thuẫn tại Công ty Anh Đào bắt đầu nổi lên do quá trình chuyển giao một số tài sản khác từ HTX Anh Đào sang Công ty Anh Đào đã gặp vướng mắc.

Cụ thể là: HTX Anh Đào đã được cấp giấy chứng nhận VietGap, trong khi Công ty Anh Đào chưa có giấy chứng nhận VietGap nên khách hàng chỉ có thể ký hợp đồng với HTX Anh Đào.

Tương tự, việc hoàn tất thủ tục pháp lý để chuyển giao xe ô tô từ HTX Anh Đào sang Công ty Anh Đào cũng chưa thể thực hiện được do ông Phạm Quốc Liên, TGĐ và là người đại diện Công ty Anh Đào, mang theo toàn bộ hồ sơ tài liệu và con dấu của Công ty Anh Đào rời khỏi công ty.

Cũng theo trình bày của HTX Anh Đào thì việc bỏ đi của ông Phạm Quốc Liên gây thiệt hại lớn cho cả Công ty Anh Đào lẫn HTX Anh Đào và những chủ thể có liên quan.

 “Từ khi ông Phạm Quốc Liêm không đến điều hành Công ty Anh Đào mọi hoạt động kinh doanh đình trệ. Ông Liêm còn kéo theo các nhân sự chủ chốt của công ty đã tuyển dụng và đào tạo từ đầu năm 2018 khiến hoạt động kinh doanh cho HTX Anh Đào bị đảo lộn, cá nhân tôi ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín và danh dự. Số tiền tôi bỏ ra cho công ty hoạt động giờ không biết làm sao có thể thu hồi được”, ông Nguyễn Công Thừa phân trần!

Ông Phạm Quốc Liên, TGĐ và là người đại diện Công ty Anh Đào, đã mang theo toàn bộ hồ sơ tài liệu và con dấu rời khỏi.

Ông Phạm Quốc Liên, TGĐ và là người đại diện Công ty Anh Đào, đã mang theo toàn bộ hồ sơ tài liệu và con dấu rời khỏi.

TAND tỉnh Lâm Đồng xác định sai đối tượng tranh chấp?

Tháng 03 năm 2019, bỗng nhiên Công ty Unifarm làm đơn kiện ông Nguyễn Công Thừa và HTX Anh Đào ra TAND tỉnh Lâm Đồng. Theo đơn khởi kiện của Công ty Unifarm, sau khi thành lập Công ty Anh Đào thì các cổ đông đã góp đủ vốn, HTX Anh Đào không chuyển quyền sử dụng đất, chuyển hợp đồng kinh doanh, thiết bị, máy móc, tài sản cho Công ty Anh Đào như thỏa thuận.

Trong thời gian giữ chức TGĐ Công ty Anh Đào (từ 1/10/2018), ông Thừa đã rút hết toàn bộ tiền của cổ đông đóng góp và dẫn đến chấm dứt việc hợp tác kinh doanh.

Như vậy, các cổ đông lớn trong Công ty Anh Đào đều tố lẫn nhau, không thực hiện góp vốn theo thỏa thuận.

Ngày 06/05/2019, TAND tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định thụ lý vụ án kinh doanh thương mại về việc “yêu cầu thanh toán vốn góp cổ phần trong công ty”. Nguyên đơn khởi kiện là Công ty Unifarm, bị đơn là cá nhân ông Nguyễn Công Thừa và HTX Anh Đào?!

Sau khi thụ lý vụ án trên, TAND tỉnh Lâm Đồng ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, cấm xuất cảnh và phong tỏa một phần tài sản của ông Nguyễn Công Thừa.

Luật sư Phạm Văn Minh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) nhận định: “Đơn khởi kiện của Công ty Unifarm xác định bị đơn là cá nhân ông Nguyễn Công Thừa và HTX Anh Đào. Do vậy, theo tôi đây không phải là tranh chấp về vốn góp giữa thành viên công ty với công ty. Đây là tranh chấp dân sự về đòi tài sản. Bởi vậy, việc TAND tỉnh Lâm Đồng thụ lý vụ án kinh doanh thương mại về việc ‘yêu cầu thanh toán vốn góp cổ phần trong công ty’ là xác định sai quan hệ pháp luật trong tranh chấp. Công ty Unifarm góp vốn thành lập Công ty Anh Đào chứ không góp vốn cho ông Nguyễn Công Thừa và HTX Anh Đào nên yêu cầu của nguyên đơn kiện đòi tiền cá nhân ông Nguyễn Công Thừa và HTX Anh Đào là không có căn cứ pháp lý.”

Ông Nguyễn Công Thừa cho biết, tháng 06/2019, Cục Kinh tế Hợp tác (Bộ Nông nghiệp & phát triển Nông thôn) có thư mời ông với tư cách Giám đốc HTX Anh Đào tham gia Hội thảo nghiên cứu phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Lan nhưng trong tình trạng bị lệnh “cấm xuất cảnh” của TAND tỉnh Lâm Đồng nên mất cơ hội tham gia.

 Được biết, ngoài công việc GĐ HTX Anh Đào thì ông Thừa còn là Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng, Phó Chủ tịch Diễn đàn nông dân liên kết sản xuất nông nghiệp…

“Việc không thể đi nước ngoài không chỉ làm mất cơ hội nâng cao trình độ về công nghệ nông nghiệp của HTX Anh Đào mà còn tước đi cơ hội của các cơ quan khác tôi đang đảm nhiệm. Tổn thất do mất đi cơ hội tiềm năng là không thể bù đắp”, ông Thừa nói.

TAND tỉnh Lâm Đồng xác định sai đối tượng tranh chấp giữa Cty Unifarm và ông Nguyễn Công Thừa?

TAND tỉnh Lâm Đồng xác định sai đối tượng tranh chấp giữa Cty Unifarm và ông Nguyễn Công Thừa?

Dư luận đặt câu hỏi, đơn khởi kiện của Công ty Unifarm đã đúng về quan hệ pháp luật tranh chấp hay chưa và TAND tỉnh Lâm Đồng có quá vội vàng khi ban hành các quyết định gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự có liên quan?

Mới đây, tại buổi làm việc với TAND tỉnh Lâm Đồng vào ngày 24/6 vừa qua, ông Nguyễn Công Thừa cung cấp các tài liệu chứng minh việc HTX Anh Đào đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình vì trên thực tế đã chuyển giao và Công ty Anh Đào đã tiếp nhận, điều hành HTX Anh Đào.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm