| Hotline: 0983.970.780

Góp ý sửa đổi Nghị định 13 hướng dẫn Luật Chăn nuôi

Thứ Sáu 20/11/2020 , 12:01 (GMT+7)

Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) vừa tổ chức Hội nghị góp ý kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi.

Hội nghị góp ý kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi tại Bắc Ninh  Ảnh: Nguyên Huân.

Hội nghị góp ý kiến nghị sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết Luật chăn nuôi tại Bắc Ninh  Ảnh: Nguyên Huân.

Theo đó, trong quá trình triển khai Nghị định số 13, đặc biệt trong hoạt động xuất nhập khẩu nảy sinh một số bất cập được các cơ quan tại cửa khẩu và doanh nghiệp có ý kiến. Tiếp thu các góp ý xác đáng Cục Chăn nuôi đề xuất bãi bỏ Điểm a khoản 1 Điều 29 quy định vật nuôi sống nhập khẩu làm thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu là được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ xác nhận sử dụng làm thực phẩm. Lí do bởi hiện nay, một số quốc gia trên thế giới không thực hiện xác nhận nội dung này. Vì vậy, quy định này có thể gây khó khăn, vướng mắc với các doanh nghiệp nhập khẩu vật nuôi sống làm thực phẩm.

Sửa đổi Khoản 6 Điều 4 Nghị định 13 quy định trường hợp hồ sơ là bản bằng chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có chứng thực thành trường hợp hồ sơ là bản chữ nước ngoài phải có bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện thủ tục hành chính.

Nội dung sửa đổi, bổ sung tại Khoản 8 Điều 10 mục 8 là Cơ sở sản xuất (sản xuất, sơ chế, chế biến) thức ăn chăn nuôi truyền thống nhằm mục đích thương mại ở hộ gia đình, hộ kinh doanh; Cơ sở sản xuất thực phẩm sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm.

Điểm c Khoản 3 Điều 18 Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống được đề xuất sửa đổi thành Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp (sau đây gọi tắt là CFS) đối với nguyên liệu đơn, thức ăn truyền thống.

Trường hợp thức ăn truyền thống không có CFS phải được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ xác nhận sản phẩm được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tại nước xuất xứ tại một trong các giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật, chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chứng nhận hàng hóa xuất khẩu, văn bản loại khác.

Không áp dụng CFS đối với các loại thức ăn truyền thống sau, bao gồm: ngô, thóc, lúa mì, lúa mạch, kê, cám mì, cám gạo, đậu tương, đậu xanh, đậu lupin, đậu triệu, hạt lạc, hạt bông, hạt lanh, hạt vừng, hạt điều, khô dầu đậu tương, cỏ tự nhiên, cỏ trồng, cây họ hòa thảo, cây họ đậu.

Về nội dung thay đổi quy định này, Cục Chăn nuôi cho biết, phản ánh của một số doanh nghiệp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, hiện nay một số nước không quy định cấp CFS dối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhưng có quy định sản phẩm truyền thống được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Trong thực tế có nhiều loại nguyên liệu nguồn gốc động vật được sản xuất với mục đích không phải làm thức ăn chăn nuôi tại nước ngoài, song vì lợi nhuận mà doanh nghiệp Việt Nam vẫn nhập khẩu về làm thức ăn chăn nuôi.

Vì vậy, văn bản của cơ quan có thẩm quyền nước xuất xứ như Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, thực vật, giấy tờ khác có nội dung xác nhận sản phẩm được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi tại nước xuất xứ được coi như một biện pháp ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa không đảm bảo chất lượng làm thức ăn chăn nuôi vào Việt Nam.

Bên cạnh đó, Cục Chăn nuôi cũng đề nghị thay đổi Khoản 4 Điều 18 sửa đổi, bổ sung trình tự kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu được. Theo đó, tổ chức, cá nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều 18 đến cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 18.

Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan kiểm tra thẩm định nội dung hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp đạt yêu cầu, cơ quan kiểm tra xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu để tổ chức, cá nhân làm thủ tục hải quan.

Xem thêm
Cục Thú y ban hành hướng dẫn phòng, chống bệnh cúm gia cầm

Cục Thú y khuyến cáo, khi phát hiện gia cầm chết hàng loạt không được giấu dịch, cần thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y.

Siết quản lý sâu đầu đen hại dừa

UBND tỉnh Bến Tre vừa có công văn yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường các biện pháp quản lý sâu đầu đen hại dừa trước dấu hiệu gia tăng.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất