| Hotline: 0983.970.780

Góp ý vai trò DN trong Hiến pháp

Thứ Tư 20/03/2013 , 08:51 (GMT+7)

Ngày 19/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức Hội thảo Cộng đồng DN Việt Nam đóng góp xây dựng Hiến pháp.

Ngày 19/3, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) tổ chức Hội thảo Cộng đồng DN Việt Nam đóng góp xây dựng Hiến pháp.

Theo thống kê của VCCI, hiện cả nước có khoảng 600.000 DN và 1 triệu hộ kinh doanh cá thể, 133.000 hợp tác xã và trang trại, mỗi năm có gần 80.000 DN ra đời, thu hút trên 7,4 triệu lao động, đóng góp trên 60% GDP, 70% nguồn thu ngân sách nhà nước…

Đại diện cho cộng đồng DN, ông Lê Duy Bình, Giám đốc Cty Economica, cho hay, hùng hậu là thế nhưng vai trò của DN gần như không được đề cập trong Hiến pháp 1992 cũng như bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này. Đặc biệt, bản Dự thảo không đề cập tới vai trò chủ đạo của DN nhà nước, trong khi mọi doanh nhân trong các thành phần kinh tế đều được coi là bình đẳng.


VCCI tổ chức lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Điều 2 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nói rõ "tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức" đã tạo cảm giác những đóng góp của cộng đồng DN chưa được đánh giá tương xứng. Như cách nhìn của ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, thì dường như cộng đồng doanh nhân chưa được đối xử bình đẳng.

Ông Bình kiến nghị, các nhà xây dựng Hiến pháp phải đánh giá đầy đủ hơn nữa nỗ lực của cộng đồng DN thông qua cách thể hiện trong bản Hiến pháp. Bởi đây sẽ là nguồn động viên lớn cho hàng triệu DN “dễ thở hơn” để phát huy hơn nữa trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển.

Tòa án Nhân dân Tối cao cũng vừa tổ chức Hội nghị góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 của Tòa án các tỉnh phía Bắc. Nhiều ý kiến cho rằng, Chủ tịch nước phải là người đứng đầu Hội đồng Hiến pháp. Hội đồng Hiếp pháp có quyền đình chỉ các văn bản quy phạm dưới luật và quyền kiến nghị Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đình chỉ văn bản luật, pháp lệnh được kết luận là không hợp hiến.

Còn ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên Chủ tịch Hiệp hội làng nghề VN, bổ sung thêm kiến nghị, Khoản 2 “Nhà nước bảo hộ quyền tự do kinh doanh”, cần bổ sung “Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nhân trong sản xuất kinh doanh”, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng các quy định này.

Đại diện cho nhóm luật sư, ông Nguyễn Tiến Lập, Văn phòng Luật sư Nguyễn Hữu Quang và Cộng sự phát biểu: Khoản 1, điều 56 ghi rằng “Tổ chức, cá nhân được tự do kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật” là trùng lắp. Luật sư Lập lý giải: Nếu nói về quyền tự do kinh doanh của người dân thì điều 34, Chương II nói rồi. Còn nhắc đến nghĩa vụ thì điều 50 cũng đã yêu cầu: “Mọi công dân có nghĩa vụ nộp thuế”.

Ngoài ra, để khắc phục sự lạm quyền của cơ quan nhà nước đối với DN, bên cạnh các quy định về kiểm soát, nhiều đại biểu cũng kiến nghị bổ sung: Hiến pháp có thêm quy định "Nhà nước khuyến khích và tạo sự thuận lợi cho các tổ chức xã hội hoạt động".

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất