| Hotline: 0983.970.780

Grab tiếp tục bị tố

Thứ Năm 08/08/2019 , 16:22 (GMT+7)

Cơ quan chức năng TP. HCM tiếp tục tiếp nhận thêm những lá đơn tố cáo Công ty TNHH Grab không nộp thuế.

Ngày càng có thêm nhiều đối tác tố cáo Grab.

Mới đây, Viện Kiểm sát nhân dân quận 10, TP.HCM đã tiếp nhận đơn của tài xế Nguyễn Thế Thiện (38 tuổi, ngụ Bình Dương) tố giác Grab không nộp thuế thu hộ.

Theo đơn của ông Thiện, ngày 28/11/2018, Grab bất ngờ gửi tin nhắn thông báo tài khoản của ông bị khóa vĩnh viễn và có hiệu lực ngay. Sau khi nhận được thông báo từ Công ty Grab, ông Thiện đã liên tục phản ánh, bày tỏ mong muốn đối thoại để tìm ra giải pháp, giải quyết vướng mắc, bảo vệ quyền và lợi ích cho hai bên, tuy nhiên, phía Grab đã khước từ mọi đề nghị nên ông Thiện đã làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận 10, TP.HCM.

Nguyên nhân ông Thiện khởi kiện là để làm rõ toàn bộ số tiền 4,5% tiền thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng do Grab trừ trên tổng số doanh thu để nộp hộ chưa có thông tin nộp thuế tại Cơ quan thuế.

“Từ khi là đối tác của Grab tháng 1-11/2018 đến nay, tôi chưa bao giờ được Grab cung cấp hóa đơn từ cơ quan thuế xác nhận tôi đã thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

Ngoài ra, tôi cũng được biết, có rất nhiều tài xế đối tác khác cũng gặp tình trạng tương tự như tôi, và số tiền bị trừ thuế cũng không được nộp vào ngân sách Nhà nước. Với việc Grab tiến hành trừ 4,5% tiền thuế trên doanh thu để nộp thay cho tôi, song Grab không thực hiện việc nộp khoản tiền thuế trên vào ngân sách Nhà nước, có dấu hiệu chiếm dụng số tiền trên, xâm phạm đến nghĩa vụ và quyền lợi hợp pháp của tôi, gây thất thu ngân sách Nhà nước”, ông Thiện khẳng định.

Ảnh có tính chất minh họa.

Trước đó, Tòa án nhân dân quận 10 cũng đã thụ lý đơn khởi kiện của ông Nguyễn Văn Hưng là tài xế ký hợp đồng điện tử với Grab.

Cùng với việc khởi kiện, ông Nguyễn Văn Hưng đã gửi đơn khiếu nại lên Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Bộ trưởng Bộ GTVT để yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ việc nộp hộ thuế của Công ty TNHH Grab đối với các tài xế, đối tác của Grab.

Theo ông Hưng, bản thân đã hợp tác với Công ty TNHH Grab từ tháng 1/2018 đến tháng 11/2018. Doanh thu đạt được trong khoảng thời gian này là 205.488.000 đồng.

Trong đó, tài xế được hưởng 75% doanh thu, tương đương  154.116.000 đồng và Grab hưởng 25% doanh thu, tương đương 51.372.000 đồng. Ngoài khoản phí mà Grab thu của đối tác khi sử dụng phần mềm là 25% doanh thu, công ty này còn thu 3,6% tổng doanh thu để nộp hộ tiền thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân cho ông Hưng.

Thời điểm Grab khóa tài khoản của ông Hưng với lý do là tự hủy cuốc xe vượt mốc 25% theo quy định. Không nhận được trả lời thỏa đáng, ông Hưng quyết định kiện một loạt các vấn đề về việc Grab vi phạm thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, cũng như đòi bồi thường thiệt hại 37,5 triệu đồng.

Để kiểm tra xem thuế thu nhập cá nhân của mình đã được Grab đóng hộ hay chưa, ông Hưng đã 2 lần làm đơn đề nghị xác nhận nộp thuế thu nhập cá nhân lên Cục thuế TP.HCM, cả 2 lần cơ quan này có văn bản trả lời: “Không có dữ liệu về việc kê khai, nộp thuế của ông Nguyễn Văn Hưng, mã số thuế 8564914555 trong tờ khai quyết toán thuế TNCN năm 2018 của công ty Grab mã số thuế 0312650437 trên hệ thống cơ quan thuế”.

Mặc dù liên tục bị các đối tác tố cáo trốn thuế, tuy nhiên phía Grab vẫn khẳng định đã thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ.

Ngày 5/8, Công ty TNHH Grab cho biết, ngày 1/8, Cục thuế TP.HCM xác nhận từ tháng 1/2018 đến tháng 11/2018 Grab đã nộp thuế cho ông Nguyễn Văn Hưng (tài xế Grab) trên 7 triệu đồng.

Theo Grab, định kỳ vào cuối mỗi tuần, tháng, Grab đều gửi thông tin về số cuốc xe, doanh thu, các khoản doanh thu chia sẻ, nghĩa vụ thuế khấu trừ tại Grab, các khoản thanh toán giữa đối tác với công ty để các HTX vận tải cũng như đối tác tài xế đối chiếu chi tiết.

Bên cạnh đó, vào tháng 2 hàng năm, Grab gửi thông báo cho tất cả các chủ xe/đối tác tài xế qua email đăng ký với Grab về việc xuất chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân kinh doanh để chủ xe/đối tác tài xế xem xét và quyết định về việc cần lấy chứng từ thuế hay không. Nếu nhận được yêu cầu, Grab sẽ gửi chứng từ này cho tài xế trong tháng 3.

Trong tháng 2/2019, Grab không nhận được yêu cầu của tài xế Nguyễn Văn Hưng, do đó không cung cấp chứng từ. Đến ngày 12/4/2019, sau khi nhận được yêu cầu, Grab đã gửi chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân kinh doanh thể hiện số liệu sao kê doanh thu và số tiền thuế mà Công ty đã thu hộ, nộp hộ cho tài xế Nguyễn Văn Hưng trong năm 2018. Văn bản này, sau đó, cũng đã được gửi về Hợp tác xã Dịch vụ Thương mại Vận tải Hoà Bình, nơi tài xế Nguyễn Văn Hưng đăng ký.

Tuy nhiên, trong một văn bản, HTX Hòa Bình khẳng định: Vì HTX không can thiệp vào việc chia sẻ doanh thu, không thu bất cứ khoản doanh thu nào liên quan từ việc kinh doanh dựa trên ứng dụng Grab giữa ông Nguyễn Văn Hưng và Công ty TNHH Grab nên ông Hưng cần liên lạc với Grab để làm rõ.

PV NNVN đã liên hệ nhiều lần với đại diện Grab để làm rõ những nội dung tố cáo của nhiều đối tác khác, tuy nhiên, hiện chưa nhận được phản hồi của phía doanh nghiệp này.

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm