| Hotline: 0983.970.780

GSTS Võ Tòng Xuân: Đường dài xuất cảng gạo Việt

Chủ Nhật 05/04/2020 , 06:10 (GMT+7)

GS.TS Võ Tòng Xuân nhà nông học uy tín. Người từng dõi theo con đường gạo Việt có những chia sẻ với báo NNVN hiện tại và viễn cảnh tương lai.

Ngược dòng thời gian từ những năm đầu thế kỷ XX, thời Pháp thuộc gạo Việt lần đầu tiên xuất cảng ước khoảng 890.000 tấn sang Hong Kong.

GS TS Võ Tòng Xuân. Ảnh: CL.

GS TS Võ Tòng Xuân. Ảnh: CL.

Tiếp sau đó Pháp đưa công nghệ xay xát, cùng sự tham gia của giới thương nhân Hoa kiều xuất lúa gạo về Pháp và một số nước với đánh dấu sản lượng vượt trên 1 triệu tấn.

Vào thời đó đất rộng người thưa, trên nền đất mới khai khẩn phù sa tươi mát, đồng ruộng miền Tây bao la nông dân Nam kỳ canh tác lúa dựa vào thiên nhiên như “làm chơi, ăn thiệt”.

Gạo chủ yếu từ Nam kỳ Lục tỉnh xuất qua Thương cảng Bảy Xàu xưa – gần cửa biển Trần Đề (nay thuộc ấp Chợ Cũ, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng ngày nay), hình thành từ cuối thế kỹ XIX.

Thời kỳ đó hàng trăm tàu ghe hội tụ về nơi đây buôn bán sầm uất, hàng hóa chủ yếu là gạo và nông sản xuất bán về Hương Cảng, Trung Quốc, Malaysia.

Thế nhưng trải qua nhiều biến cố lịch sử thời chiến tranh và bao thăng trầm, nông dân vẫn bền bỉ với nghề trồng lúa.

Lúa gạo luôn là chỗ dựa vững bền. Mãi đến những năm trước 1975, sản xuất lúa gạo từ  miền Tây còn xuất qua thương cảng cảng Sài Gòn.

Do hậu qua chiến tranh nặng nề và hệ quả cấm vận kinh tế cùng với những đợt dịch hại, sâu bệnh lúa mất mùa, thiếu hụt lương thực…Thế rồi thành công nhờ cuộc cách mạnh xanh những năm sau đó, cây lúa nhanh chóng phục hồi, tự chủ lúa gạo.

Năm 1989 gạo Việt tái xuất trở lại trên thị trường xuất khẩu đánh dấu hơn 30 năm liên tiếp là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Trên suốt chặng đường dài bước ra thương trường, đối mặt thị trường luôn biến động. Bằng cách nào quản lý, điều tiết nhịp nhàng tạo dựng thương hiệu, nâng tầm gạo Việt để bắt nhịp thương trường quốc tế.

Nhà buôn lớn xuất hiện

GS Xuân đã nhiều năm nghiên cứu, làm việc tại các nước có bề dày thành tựu sản xuất lúa gạo. Từ câu chuyện thời sự xuất gạo hiện nay, liên tưởng và quan sát thị trường lúa gạo luôn có những biến động, ông suy nghĩ gì khi nhìn lại khách hàng gạo Việt xưa-nay?

Hồi trước Philipines là khách hàng lâu đời. Từ hồi hồi 1961 họ không biết VN, nhưng nói tới gạo Sài Gòn, có người Phi (còn nhớ) biết đã có nhập gạo Việt từ hồi xửa hồi xưa.

Còn Nam Mỹ, Châu Phi không mua theo cách gặp trực tiếp, phải đem gạo tới mới mua. Trong khi thương lái quốc tế qua mình (Việt Nam) mua gạo rồi đem đi bán.

Những năm trước đây, Philippines có Cục lương thực (NFA) làm ăn với những công ty cung cấp gạo lớn từ các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam thông qua đấu thầu.

Mấy năm qua, Philipines chuyển đổi phương cách, thuế hóa mặt hàng gạo cho phép các công ty lương thực tư nhân kinh doanh gạo ngang NFA, không có quota với điều kiện trả 35% thuế.

(Như năm ngoái 2019, khoảng đầu tháng 4 Philipines trúng mùa 11,6 triệu tấn, trúng mùa nhất. Indonesia cũng khá trúng nên dè xẻn nhập cảng nên có lúc khựng lại.

Lúc đó có người nghĩ nghi Trung Quốc đang đổi gạo dự trữ. Mấy triệu tấn xả hàng, bán gạo rẻ tiền vì là gạo cũ, trong khi đó Ấn cũng đảo kho. Thương lái quốc tế mua gạo rẻ bán qua Châu Phi nên không qua mua gạo VN).

Nhưng có phải thương gia gạo Việt vẫn là người buôn bán gạo lẻ? Hơn 30 năm bước ra thương trường quốc tế các nhà buôn gạo tầm cỡ quốc tế đã nhìn nhận gạo Việt như thế nào?

Thị trường lúa gạo có nhiều biến động, nhưng dù biến động thế nào thì thế giới vẫn tồn tại những thương nhân quốc tế, vì họ có trong tay những khách hàng lâu đời.

Tôi biết công ty Louis Dreyfus Company mua bán gạo từ 165 năm nay, hay công ty Schepens Company, một tay lái gạo quốc tế nổi tiếng từ năm 1912.

Vào những năm 1993-1994, tôi và anh Bảy Nhị (Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang) có đến gặp công ty Schepens, họ dẫn tới hệ thống kho ở Anwerpt, Bỉ.

Họ nói: Kho đầy bán nhanh hơn, thay vì chúng tôi sang Việt Nam mua gạo của các anh đem về đây. Bây giờ anh đưa gạo tốt qua đây bán Schepens, tôi chỉ lấy của anh 1% chênh lệch. Vì anh mới ra, còn thị trường có người chiếm hết rồi.

Sau đó, anh Bảy Nhị về “chạy” giấy tờ, nhưng lúc đó quy định muốn xuất khẩu phải mở L/C, phải có quá nhiều thủ tục, nên cơ hội vuột mất.

Với các buôn gạo Thái đi theo hướng nào?

Thái Lan ra đời sau hai anh kia, họ cũng bắt chước, cho doanh nghiệp (DN) vay tiền bán khắp nơi, họ xuất gạo đồ qua Châu Phi. Thái không hạ giá gạo, họ có nhiều cách bán gạo.

Ở Pháp có vùng đồng bằng Camargue, trồng lúa duy nhất của Pháp. Ý có cánh đồng lớn mấy ngàn ha. Thái Lan qua đó lập công ty XK gạo (ngay tại EU), nhập gạo lức qua đó lau bóng rồi đóng bao xuất qua Đức, Thụy sĩ, Thụy Điển…

Thị trường mở, nhưng…

Cùng với những hiệp định FTA mở cửa thị trường gạo sẽ hứa hẹn tốt hơn?

Hiệp định EU-VN đã ký, gạo không chịu thuế, trong khi đó Campuchia và Myanmar không còn lợi thế này. Giới thương lái nói nếu gạo Việt phân tích không chất cấm là gạo lên ngôi.

Triển vọng, nhưng còn đó nỗi lo vì nông dân còn “ghiền” phân đạm (Urê). Nếu càng bón nhiều Urea càng tiêu tan các chất khác.

Mỗi cây có ADN khác nhau phải điều phối 16 chất trung vi lượng, càng bón cây không hấp thụ dưỡng chất, vi sinh vật là những chiến binh đẩy tác nhân bất lợi, cây phải chống chịu khi đề kháng, mệt quá rồi.

Anh bán phân bón, thuốc trừ sâu, nông dân nghèo chứ họ cứ phây phây. Do nhiều phân đạm, khi dùng hóa chất, thuốc (Beam) hữu hiệu với đạo ôn.

Nhưng EU cấm, gạo có dấu vết của thuốc (Beam) là trả về. Thương lái quốc tế nôn mua gạo VN nhưng rất sợ dính thuốc.

Sản xuất lúa ở ĐBSCL. Ảnh: HĐ.

Sản xuất lúa ở ĐBSCL. Ảnh: .

Song hiện có nhiều giải pháp kỹ thuật mới trong canh tác lúa, trong đó nổi lên công nghệ 4.0, vì sao chưa ứng dụng nhanh được?

Giá lúa đã thấp nếu đầu tư thêm sẽ đưa giá thành cao. 4.0 Mỹ làm để theo dõi mực nước, thiết bị thăm dò chế độ N trong cây đến khi đủ rồi không bón nữa, nhưng chi phí tăng lên.

Định nghĩa của 4.0 là kỹ thuật tân kỳ đem tới hiệu quả cao hơn trong môi trường ổn định hơn, không bị suy thoái. Như vậy, bây giờ phát minh mới nhất của thế giới là phân bón sinh học thay thế phân hóa học thì sản phẩm ngon hơn, giá hạ, môi trường an toàn hơn.

Với Thái Lan nói 4.0 là hạ giá thành bằng phương pháp tân kỳ, gạo ngon của họ là lúa mùa trồng một vụ/năm, năng suất chỉ có 3-3,5 tấn/ ha, không dùng phân hóa học nhiều, không sâu bệnh, gạo ngon, rất cao giá.

Ở nước ta đến khi nào có công ty  lớn, công ty cơ giới hóa thì mới áp dụng 4.0. Máy cày không người lái, bón phân sau khi lấy mẫu đất kết hợp vệ tinh, phân tích từng thửa ruộng đúng tọa độ. Máy bón phân pha bón tự động do vệ tinh điều khiển đúng điểm,.

Làm thương hiệu gạo

Như vậy câu chuyện buôn bán gạo thời nay muốn có danh tiếng để bán giá cao phải nghĩ và làm nhanh tới xây dựng thương hiệu gạo Việt? Bắt đầu từ đâu và cách làm như thế nào?

Thương hiệu bắt đầu từ giống lúa. Giống phải tuân thủ theo yêu cầu từ nhân giống,  sạ, chăm sóc có ghi chép, vô bao đều có nguồn gốc, truy nguyên là họ phải tuân thủ đúng theo quy trình nghiêm ngặt. Bây giờ gạo có tên nầy tên kia, sản xuất từ các giống lúa biết nguồn gốc, còn hồi trước không biết.

Tuy nhiên hiện vẫn còn một số DN tạm gọi là thương lái trong nước chờ thương lái ngoài vào đặt hàng, không biết nguồn gốc gạo từ giống lúa nào nên không làm thương hiệu được.

Muốn khắc khục những yếu điểm, khiếm khuyết những gì cần làm ngay?

Hơi tốn thời giờ, nếu Chính phủ ra lệnh, Bộ Công Thương phải đào tạo DN có tâm, có tầm đi mở thị trường cho gạo mình, tạo thị trường cho sản phẩm khác. Nghị định 120/CP phải thay lúa bằng cây trồng vật nuôi hợp sinh thái phù hợp thị trường.

Hiện nay ông nào cũng muốn thực thi 120 nhưng kẹt không có thị trường, trồng cây gì, ai mua? Đối với mặt hàng gạo, nếu lúa của mình sạch, an toàn, thơm càng tốt. Đầu tiên là sạch, an toàn. Cần cả tròn và hạt dài. Biết người ta cần gì để  trồng, cấm IR50404 nhưng mình cấm vì Nhật, Úc, EU cần.

Gạo ST hạt dài, thơm, ngon vừa đạt giải ngon nhất thế giới, trồng được 2 vụ trong năm, mỗi vụ 5-6 tấn/ ha, hơn Thái Lan nhiều. Bộ NN-PTNT vừa đặc cách, nông dân bắt đầu trồng.

Bên cạnh đó, Viện lúa có OM8, OM 9  hai cô này chỉ cần cho thương lái quốc tế coi, ăn thử, kết hợp với họ, thích giống nào rồi thì nói nhu cầu, mình tổ chức những HTX sản xuất. Lái quốc tế có nhóm khách hàng, đưa đi chào hàng mới liên kết nối được.

+ Công ty TNHH Lương thực Phương Đông xây dựng nhà máy chế biến gạo chất lượng cao, công suất chế biến 200.000 tấn gạo 5% tấm tại Đồng Tháp, 100% gạo chất lượng cao xuất khẩu và hợp đồng liên kết đầu tiên là vùng nguyên liệu 400 ha tại huyện Tháp Mười.

+ Liên doanh giữa Vinafood I với tập đoàn (TĐ) Louis Dreyfus Commodities ( LDC) sau những thương vụ lên tới trên 700.000 tấn gạo (năm 2012).

Tập đoàn Sunrice dự định đầu tư bổ sung thêm 50 - 100 triệu USD vào sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng từ gạo Japonica. Tỉnh Đồng Tháp có 2.500 ha canh tác giống lúa Japonica, tập trung ở các huyện Thanh Bình, Tam Nông...tỉnh Đồng Tháp có khả năng nâng sản lượng gạo lên 300.000 tấn lúa Japonica/năm.

+ Phoenix Group kinh doanh gạo lớn thứ hai thế giới, đăng ký tại Trung tâm đa hàng hóa Dubai (DMCC) ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), được xem là đối tác quan trọng trong tiêu thụ gạo tại Việt Nam. Tháng 12/2018, TĐ Phoenix và TĐ Lộc Trời ký kết thỏa thuận hỗ trợ cho khoảng 10.000 nông hộ nhỏ Việt Nam, mở rộng canh tác lúa gạo bền vững trên 10.000 ha.

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm