| Hotline: 0983.970.780

Gửi về Sở GD-ĐT Nghệ An: Sự thật từ những lá đơn tố cáo

Thứ Hai 23/06/2014 , 09:45 (GMT+7)

Ông Từ Viết Thái, Hiệu trưởng Trường THPT Nam Đàn 2 (huyện Nam Đàn, Nghệ An) bị tố cáo có nhiều sai phạm.

Cụ thể là sai phạm trong quản lý, thu - chi tài chính và tổ chức “chạy trường”, chuyển trường gây bức xúc trong dư luận... Vậy thực hư của những lá đơn tố cáo trên ra sao?

HIỆU TRƯỞNG MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG

Theo đơn thư, năm học 2013-2014, điểm chuẩn vào lớp 10, Trường THPT Nam Đàn 2 được hiệu trưởng công bố tại trường là 18 điểm (đợt 1). Với mức điểm chuẩn này, khá nhiều thí sinh của vùng 5 Nam (huyện Nam Đàn) dự thi nguyện vọng 1 vào trường này đã bị trượt.

Do hàng chục em đủ điểm chuẩn nhưng đã nhập học nơi khác, nên chỉ tiêu tuyển sinh không đủ. Lấy lý do này, ông Lê Văn Quyền, hiệu phó phụ trách công việc “đối ngoại” của nhà trường lập tức ứng từ thủ quỹ 21 triệu đồng nói là để lên sở và UBND tỉnh “chạy” xin hạ điểm chuẩn; còn ông Thái (hiệu trưởng) thì “úp mở” bắn tin tới phụ huynh có con không đạt 18 điểm rằng: Nếu muốn con em mình được vào học, các bậc phụ huynh có nhu cầu cho con theo học tại trường phải bỏ ra một khoản tiền “hỗ trợ xăng xe” để hiệu trưởng đi “quan hệ” với cấp trên xin hạ điểm chuẩn xuống...(?!). Với “chiêu” này, hàng chục vị phụ huynh có con không đủ 18 điểm đã “mắc bẫy”...

Để xác minh lại những thông tin này, chúng tôi đã phải làm việc với khá nhiều phụ huynh thuộc diện trên và đa số phụ huynh đều xác nhận việc thầy Thái trực tiếp hoặc gián tiếp nhận tiền của họ để “chạy” xin hạ điểm để gọi con họ nhập học là có thật.

Một phụ huynh có con là học sinh lớp 10, Trường THPT Nam Đàn 2 cho biết: “Con tôi thi 3 môn được 16,75 điểm, xem thông báo của thầy thì cháu bị trượt, cháu và gia đình đều rất buồn. May mà, mấy bữa sau, một cô giáo dạy văn trường cấp 2 ở gần nhà đến mách là nếu muốn cháu đi học thì phải mất thêm một ít tiền để “chạy”... Tôi đồng ý và đưa ngay cho cô tổng cộng là 3.850.000 đ. Trong đó, trừ 1.350.000 đ tiền nhập học đầu năm, còn lại 2,5 triệu đ là tiền để quan hệ.

Một phụ huynh khác lại cho biết, họ cũng thông qua một cô giáo dạy môn Anh văn tại Trường THPT Nam Đàn 2, nộp 1.350.000 đ tiền nhập học đầu năm và 500.000 đ “bồi dưỡng” cho thầy Thái...(!?)

Ngày 16/6, ông Lê Văn Ngọ, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, sở đã nhận được đơn thư tố cáo sự việc trên và đang triển khai xác minh. Tuy nhiên, ông Ngọ phủ nhận hoàn toàn việc trường THPT Nam Đàn 2 phải “quan hệ” để hạ điểm chuẩn như dư luận phản ánh.

Còn ông Tô Bá Long, Phó trưởng phòng Giáo dục Trung học lại khẳng định: Chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10, năm học 2013-2014 của Trường THPT Nam Đàn 2 là 11 lớp với tổng số học sinh là 418 HS (38 HS/lớp), điểm NV1 là 16,5; điểm NV2 là 21,5. Tuy nhiên, đây là vùng đặc thù, lại có số lượng học sinh chuyển trường hàng năm nhiều nên sở đã cho phép lấy thêm 10 em (?). Số HS ngoài chỉ tiêu này do Phòng Giáo dục Trung học phê duyệt sau khi đã xin ý kiến lãnh đạo Sở...(?).

Trong số những phụ huynh mà chúng tôi tiếp xúc, nhiều người xác nhận con họ đã đỗ “vớt”, mặc dù các cháu đều đạt 16,75 điểm! Nên khi nhận được giấy báo, họ đều phải vội vã đến trường để trực tiếp nộp thêm 1.350.000 đ tiền nhập học đầu năm cho thầy Thái.

Điều đáng nói là khi gặp mặt họ, thầy Thái luôn kể công rằng để các em được nhập học, chính thấy đã phải “chạy ngược, chạy xuôi” để xin cấp trên hạ được điểm chuẩn của trường xuống mới tuyển thêm được con cái họ...(?!)

Vì vậy, thầy Thái đã không hề ngại ngùng gì khi công khai đặt vấn đề xin tiền “hỗ trợ xăng xe” và “bồ dưỡng”... Có phụ huynh đã thật thà cho biết: Do gia cảnh quá nghèo, họ chỉ vay mượn đủ số tiền nhập học đầu năm cho con nên khi nghe thầy Thái xin tiền “hỗ trợ”, vị này chỉ còn trong túi 50 nghìn, xấu hổ quá những cũng phải đưa cho thầy Thái gọi là để cảm ơn(!)

Điều mà chúng tôi ghi nhận là 100% số người được hỏi đều xác nhận rằng họ đã nộp các khoản tiền trên, trực tiếp hoặc gián tiếp cho thầy Thái và không nhận được tờ biên lai hay giấy tờ gì. Chỉ nghe thầy Thái giải thích là dùng để may đồng phục học sinh, tiền bảo hiểm...Ngoài số tiền nói trên, các khoản thu khác trong năm học theo quy định, các em đều phải nộp đủ.

Theo tính toán của chúng tôi, nếu không tính khoản tiền nộp thêm để “chạy” hạ điểm đã nói trên, bình quân mỗi em học sinh được xếp vào diện đỗ “vớt” phải nộp trên dưới 3 triệu đ/năm học.

Trong đó, tiền học phí 630.000 đ/em (chưa miễn giảm) nộp cho thủ quỹ; vệ sinh + nước uống 50.000 đ/em, tiền giữ xe đạp 67.500 đ/em (thu theo số em đi học bằng xe đạp); còn xã hội hóa giáo dục được “ấn định” một mức là 500.000 đ/HS nộp cho GV chủ nhiệm; quỹ hội 50.000 đ/em; tiền đồng phục, BHYT và BH thân thể nộp trực tiếp cho cán bộ y tế của trường... Sau khi nộp tiền, các HS đỗ “vớt” được xếp vào học tại các lớp 10C7, 10C8, 10C9...

Điều đáng nói là tất cả những khoản nộp trực tiếp cho hiệu trưởng, cho giáo viên chủ nhiệm, hoặc qua cán bộ y tế của trường, các bậc phụ huynh đều không được giao phiếu thu nên trên thực tế họ hoàn toàn mù tịt và không biết nó gồm những khoản thu gì. Các bậc phụ huynh còn phản ánh, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, thông qua hội phụ huynh nhà trường ấn định mức thu 70.000 đ/HS để “phục vụ thi”. Khối 12 có 11 lớp với 451 học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp, riêng số tiền này cũng đã 31.570.000 đ, hiện các bậc phụ huynh cũng không hay biết và nhà trường đã sử dụng nó vào những việc gì?

Sau nhiều lần liên lạc, ông Từ Viết Thái, hiệu trưởng mới chịu nghe máy. Nhưng ở đầu dây bên kia, ông Thái lại luôn miệng cho rằng ông đã làm đúng theo chỉ đạo về công tác tuyển sinh... của Sở GD&ĐT Nghệ An. Đồng thời từ chối cung cấp hồ sơ (nếu không có lệnh của sở) và đinh ninh rằng việc đó sẽ khiến báo chí không thể viết được bài.

Còn nhiều thông tin xung quanh những tiêu cực tại trường THPT Nam Đàn 2, trong đó có nhiều vấn đề tiêu cực liên quan đến việc chuyển trường, thu - chi tài chính bất thường... chúng tôi sẽ thông tin đến độc giả sau.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm