| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: 9.300 ha chè đạt chuẩn GAP

Thứ Ba 21/04/2020 , 09:45 (GMT+7)

Không chỉ là tỉnh có diện tích chè tóp đầu cả nước, Hà Giang còn là địa phương phát triển mạnh trồng chè theo hướng sạch.

Phát triển chè theo hướng an toàn đã giúp nhiều hộ dân ở Hà Giang có cuộc sống ấm no. Ảnh: Đào Thanh.

Phát triển chè theo hướng an toàn đã giúp nhiều hộ dân ở Hà Giang có cuộc sống ấm no. Ảnh: Đào Thanh.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hà Giang, đến nay tỉnh có hơn 9.300 ha chè đạt chuẩn GAP. Trong đó diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP là hơn 4.857 ha và trên 4.525ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Tỉnh Hà Giang đã xác định cây chè được xác định là một trong 5 loại cây trồng chủ lực trong Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2016-2020. Tỉnh đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2020 diện tích chè kinh doanh là 17.000 ha; trong đó 70% diện tích theo VietGAP hoặc hữu cơ; sản lượng chè khô 19.300 tấn. Giá chè khô bình quân tăng từ 41 triệu đồng/tấn lên 80 triệu đồng/tấn. Giá trị sản xuất chè búp tươi đạt trên 323,7 tỷ đồng.

Toàn tỉnh có hiện 6 doanh nghiệp, trên 20 HTX và trên 400 cơ sở chế biến nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh chè. Các doanh nghiệp, HTX và cơ sở lớn đều đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại trong chế biến, máy đóng gói, in nhãn mác bao bì, đăng ký mã số, mã vạch...

Nhiều doanh nghiệp đã được đăng ký nhãn mác như: Chè Hùng An của Công ty cổ phần chè Hùng An; Chè Thượng Sơn của Công ty TNHH Thành Sơn; Phìn hò trà của Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ…

Đến nay, chè được trồng tại 11 huyện, thành phố của tỉnh, với tổng diện tích là hơn 20.600 ha; năng suất bình quân đạt 40,9tạ/ha; sản lượng đạt 73.100 tấn/năm.

Tỉnh này có những vùng chè shan tuyết rộng lớn và nổi tiếng thơm ngon như vùng chè shan tuyết Phìn Hồ, huyện Hoàng Su Phì; vùng chè Nà Chì, huyện Xín Mần; vùng chè Cao Bồ, huyện Vị Xuyên…

Xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên có hàng nghìn ha chè shan tuyết cổ thụ, sinh sống trên các đỉnh núi cao, phân bổ đều ở 11 thôn trong xã.

Từ năm 2011, chè Cao Bồ chính thức được Liên đoàn quốc tế về phong trào sản xuất nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) cấp chứng chỉ chè hữu cơ - Organic Cao Bồ.

Mỗi năm, hàng trăm tấn chè hữu cơ được xuất khẩu sang các nước châu Âu, châu Mỹ, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho người làm chè.

Ông Lý Quốc Hưng, Chủ tịch UBND xã Cao Bồ cho biết, toàn xã có gần 1.000 ha chè shan tuyết đều được công nhận hữu cơ, trong đó có 775 ha cho thu hoạch.

Hằng năm, sản lượng chè đạt khoảng 2.000 tấn chè búp tươi. Với giá trung bình từ 25 đến 30.000 đồng/kg. Đặc biệt chè 1 tôm, 2 lá giá lên đến 50.000 đồng/kg.

Năm nay do dịch bệnh Covid-19, giá chè shan ở Cao Bồ cũng bị giảm từ 5.000 đến 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đây chỉ là việc giảm tạm thời nên người dân vẫn yên tâm chăm sóc gắn bó với cây chè. Nhờ trồng chè, nhiều hộ có cuộc sống ấm no. Năm 2019 xã Cao Bồ đã giảm được 3% tỷ lệ hộ nghèo. Hiện nay, xã còn 349/766 hộ nghèo, xã phấn đấu sẽ tiếp tục giảm được 4% tỷ lệ hộ nghèo.

Chè búp tươi shan tuyết '1 tôm, 2 lá' có giá lên đến 50.000 đồng/kg. Ảnh: Trọng Toan.

Chè búp tươi shan tuyết "1 tôm, 2 lá" có giá lên đến 50.000 đồng/kg. Ảnh: Trọng Toan.

Ông Giang Đức Hiệp, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Giang cho biết, những năm qua tỉnh Hà Giang đã tích cực triển khai chương trình sản xuất chè sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.

Tỉnh cũng có nhiều các chính sách hỗ trợ, khuyến khích bà con nhân dân mở rộng vùng chè và phát triển sản xuất chè an toàn để không ngừng nâng cao giá chất lượng, sản lượng và trị kinh tế của cây chè…

Nhờ đó, đã có hàng nghìn hộ gia đình có mức thu nhập đạt trên 50 triệu đồng/năm từ việc trồng, thu hái và chế biến chè.

Tuy đã có những bước tiến đáng kể, nhưng sản phẩm chè sau chế biến của tỉnh Hà Giang đến nay chủ yếu vẫn còn là nguyên liệu thô gồm các loại: Chè xanh (chủ yếu chiếm trên 80%), còn lại chè đen, chè vàng, phổ nhĩ và chè khác...

Theo khảo sát mới đây nhất của ngành NN-PTNT tỉnh Hà Giang, hiện nay giá chè búp tươi tại các huyện vùng thấp từ 4.000 đến 5000 đồng/kg; 2 huyện phía Tây của tỉnh và các xã vùng cao giá chè búp tươi 10.000 đến 15.000 đồng/kg.

So với trước đây, tuy giá chè có tăng nhưng so với các tỉnh trong khu vực vẫn thấp. Vì vậy đã ảnh hưởng đến tâm lý người trồng chè, người dân hạn chế thậm chí không đầu tư vào chăm sóc dẫn đến các cơ sở chế biến bị thiếu nguyên liệu. Sản phẩm chè sau khi chế biến chủ yếu dùng để sử dụng nội tiêu hoặc xuất nguyên liệu thô đi các tỉnh như Tuyên Quang, Thái nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...

Đây cũng là trăn trở mà cả cơ quan quản lý nhà nước, nhà doanh nghiệp và người nông dân ở Hà Giang cùng nỗ lực tìm giải pháp để ngành chè Hà Giang vươn xa hơn nữa.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm