| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang: Chống đói rét đi cùng với phòng chống dịch bệnh

Thứ Tư 25/12/2019 , 08:58 (GMT+7)

Nhằm bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại, chính quyền và người dân trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác phòng chống đói rét và dịch bệnh.

Người dân che chắn chuồng trại chống rét cho gia súc. Ảnh: TTXVN.

Các đợt không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ trên địa bàn Hà Giang đã hạ xuống thấp, trung bình chỉ từ 12 – 14oC; tại một số xã vùng cao của 4 huyện vùng cao nguyên đá, gồm Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và một số xã của 2 huyện vùng cao phía Tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần, nhiệt độ ban đêm chỉ 4 – 50C; cá biệt, tại một số điểm đã có băng giá và sương muối.

Nhằm bảo vệ đàn gia súc trước rét đậm, rét hại, chính quyền và người dân trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh công tác phòng chống đói rét và dịch bệnh cho đàn gia súc trong vụ đông xuân 2019 - 2020.

Ông Lê Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên cho biết: Để bảo vệ tốt đàn gia súc trước rét đậm, rét hại, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn rà soát tất cả các hộ chăn nuôi trên địa bàn và thống kê các hộ chăn nuôi có chuồng trại kiên cố, số hộ có chuồng tạm, số hộ chưa có chuồng trại để có các biện pháp khuyến cáo và hỗ trợ phù hợp.

Riêng đối với các hộ chăn nuôi chưa có chuồng trại, huyện Vị Xuyên đã vận động nhân dân và sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ cho các hộ này, đảm bảo 100% số hộ chăn nuôi gia súc có chuồng trại đủ khả năng chống rét cho gia súc trong mùa đông.

Bên cạnh đó, huyện đã vận động nhân dân dự trữ nguồn thức ăn tinh và thức ăn thô xanh cho đàn gia súc như ủ chua thức ăn và thực hiện nuôi nhốt trâu, bò trong những ngày nhiệt độ xảy ra rét đậm, rét hại. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông và cán bộ thú y kiểm tra việc vệ sinh chuồng trại và tiến hành tiêm phòng cho đàn gia súc vụ đông xuân 2019 - 2020.

Không chỉ có huyện Vị Xuyên, tất cả các huyện trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang đều chủ động triển khai công tác phòng chống đói rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, nhằm bảo vệ tốt đàn gia súc trong mùa đông trước rét đậm, rét hại. Hà Giang là tỉnh có đàn bò khá lớn, chủ yếu chăn thả tự nhiên. Theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang có gần 120.000 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn đạt trên 295.000 con.

Các cơ quan chuyên môn của Sở NN- PTNT Hà Giang cũng tiến hành triển khai công tác khử trùng, vệ sinh chuồng trại và đẩy mạnh công tác tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi. Sở chỉ đạo các huyện, thành phố yêu cầu kiên quyết không để người dân thả rông gia súc và cho gia súc làm việc trong những ngày nhiệt độ dưới 12oC.

Để bảo vệ tốt đàn gia súc trong mùa đông, ngành NN- PTNT Hà Giang đã chỉ đạo 11 huyện, thành phố vận động người dân xây dựng chuồng trại kiên cố, đảm bảo giữ ấm cho gia súc trong mùa đông, mở rộng diện tích trồng cỏ nhằm cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc.

Các huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức cho người dân ký cam kết thực hiện các biện pháp dự trữ thức ăn và phòng chống đói rét cho gia súc trong vụ đông xuân 2019 – 2020. Cụ thể, mỗi hộ gia đình chăn nuôi phải dự trữ từ 1,0 – 1,2 tấn thức ăn thô xanh và từ 30 – 35 kg thức ăn tinh (cám ngô, cám gạo, bột sắn) cho mỗi con trâu, bò và có chuồng trại giữ ấm cho gia súc trong mùa đông.

Trong những ngày vừa qua, Sở NN- PTNT đã cử các đoàn công tác về các địa phương khẩn trương kiểm tra và triển khai các biện pháp phòng chống đói rét và dịch bệnh trên đàn gia súc. Các địa phương đã linh hoạt sử dụng các nguồn kinh phí để hỗ trợ các hộ nghèo để mua phông bạt, vật liệu che chắn chuồng trại, làm áo khoác và thức ăn tinh cho vật nuôi.

Xem thêm
Tỷ lệ tiêm phòng vacxin tăng, nguy cơ bệnh dại sẽ giảm

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Bình đang tập trung, dồn lực tăng cường quân số về các địa phương hỗ trợ tiêm vacxin phòng, chống bệnh dại.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất