| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang vinh danh nhà khoa học

Thứ Tư 20/06/2012 , 10:43 (GMT+7)

Tỉnh Hà Giang vừa long trọng tổ chức lễ ra mắt Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 và vinh danh các nhà khoa học...

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Đàm Văn Bông trao Bằng khen cho các nhà khoa học

Tỉnh Hà Giang vừa long trọng tổ chức lễ ra mắt Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 và vinh danh các nhà khoa học có đóng góp cho sự phát triển của tỉnh trong 10 năm qua.

Buổi lễ vinh danh cho thấy sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh Hà Giang trong chính sách trọng dụng nhân tài cũng như ứng dụng mạnh mẽ tiến bộ tiến bộ kỹ thuật vào SX, giúp tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống cho người nghèo vùng biên cương. Trong số các nhà khoa học được vinh danh lần này, nổi bật có PGS.TS. Mai Quang Vinh (Viện Di truyền nông nghiệp) với việc nghiên cứu khảo nghiệm và chuyển giao thành công giống đậu tương DT84 và 8 giống đậu tương khác có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt như DT95, VX93... vào SX đại trà, góp phần đưa diện tích đậu tương của tỉnh từ 2.500 ha (năm 1992 đạt 4 tạ/ha) lên gần 21.000 ha (năng suất 11,5 tạ/ha, tăng 7,5 tạ/ha.

PGS.TS. Mai Quang Vinh cũng là tác giả đầu tiên xây dựng thành công mô hình trồng khoai tây đông trên đất lúa bậc thang tại Hà Giang đạt 13-18 tấn/ha. Ngoài ra, tác giả còn góp phần chọn tạo giống lúa mới.... vào SX.

Nhà khoa học thứ 2 là KS. Nguyễn Đức Tính và KS. Phùng Viết Vinh (Trung tâm Giống cây trồng & vật nuôi gia súc Phó Bảng, Đồng Văn) với đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển giống bò vàng vùng cao Hà Giang”. Kết quả đã xây dựng được mô hình ứng dụng tiến bộ KH-CN trong bảo tồn và phát triển đàn bò vàng vùng cao, từ khâu tuyển chọn tính trạng trội, lai tạo... Đồng thời làm chủ được công nghệ khai thác, pha chế bảo quản tinh đông viên; xây dựng mạng lưới dẫn tinh viên cung cấp cho nhân dân phục vụ thụ tinh nhân tạo, bảo tồn nguồn gen, nâng cao năng suất, chất lượng đàn bò vùng cao.

Cũng trong lĩnh vực nông nghiệp, nhà khoa học thứ 3 được vinh danh là PGS.TS. Nguyễn Văn Dung (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) với đề tài “Xây dựng mô hình ứng dụng các giải pháp tiết kiệm nước và phân bón trong thâm canh lúa tại Hà Giang”. Đề tài đã triển khai thành công mô hình sử dụng phân viên nén và sử dụng các biện pháp tiết kiệm nước trong thâm canh lúa. Kết quả đã đưa năng suất lúa xuân tăng từ 31-34%, lúa mùa tăng 11-21% so với đối chứng. Giá trị thu nhập tăng tương ứng từ 5,48-9,14 triệu đồng/ha.

Trong lĩnh vực y tế, bác sỹ chuyên khoa cấp II Trần Đức Quý, GĐ Sở Y tế Hà Giang và BSCKII. Trần Thị Bích Hằng - PGĐ Sở Y tế đã được vinh danh nhờ đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Nổi bật là đề tài “Ứng dụng TBKT trong phẫu thuật đục thuỷ tinh thể bằng kỹ thuật Phaco”. Đề tài triển khai trên 2.000 ca mổ ở 11 huyện/thành phố, đào tạo kỹ thuật mổ cho 22 bác sĩ trong và ngoài tỉnh, giúp bệnh nhân không đau, không chảy máu, loạn thị sau mổ ít...

Bác sĩ Trần Thị Bích Hằng được vinh danh nhờ công trình “Nghiên cứu sử dụng Laser He-Ne nội mạch phối hợp với thuốc thang điều trị giảm đau ở một số bệnh mãn tính tại bệnh viện Y dược cổ truyền". Bệnh viện đã điều trị cho 4.965 bệnh nhân bằng phương pháp Laser He-Ne nội mạch làm hết đau, giảm đau cho một số bệnh mãn tính thường gặp; thời gian điều trị ngắn, khả năng phục hồi nhanh.

Thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang, ông Nguyễn Minh Tiến - Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH-KT Hà Giang bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc các nhà khoa học đã bỏ thời gian, công sức và tâm huyết xây dựng nên những công trình, đề tài khoa học... có giá trị cao, đóng góp tích cực cho sự phát triển KT-XH của tỉnh.

Góp công trong việc bảo tồn cao nguyên đá Đồng Văn có  TS. Trần Tân Văn, Viện trưởng Viện Khoa học địa chất& khoáng sản với công trình “Điều tra, nghiên cứu, đánh giá các giá trị di sản địa chất, phi địa chất cao nguyên đá Đồng Văn”. Sau gần 20 năm đầu tư công sức nghiên cứu, ông đã xác lập được 139 di sản địa chất có giá trị thuộc nhiều kiểu di sản khác nhau và xác định được các di sản nổi bật như: Kiến tạo, địa mạo điển hình của cao nguyên đá Đồng Văn mà tiêu biểu là hẻm vực Tu Sản ở đèo Mã Pì Lèng, vách đứt gãy dốc đứng Lao Và Chải, Hoá thạch Bọ Ba Thuỳ ở Lũng Cú… Từ kết quả nghiên cứu này đạo tạo cơ sở để tỉnh Hà Giang phối hợp với các cơ quan Trung ương trình UNESCO công nhận cao nguyên đá Đồng Văn trở thành công viên địa chất toàn cầu đầu tiên của VN

Ngoài ra, các tác giả Vũ Cao Minh, Vũ Văn Bằng, Nguyễn Trí Tôn (Viện Địa chất- Viện KH-CN Việt Nam) cùng các cộng sự cũng được vinh danh trong đợt này do giúp Hà Giang giải quyết được vấn đề nước sinh hoạt cho đồng bào vùng cao thông qua các công trình hồ treo thu trữ nước ngầm vách núi tại xã Xà Phìn, huyện Đồng Văn với dung tích khoảng 3.000 m3. Đây là mô hình đầu tiên về hồ treo trên cao nguyên đá, có tác dụng trình diễn về nguyên lý thu trữ nước ngầm vách núi.

Từ những thành công của công trình nghiên cứu, đã tạo luận cứ khoa học cho tỉnh báo cáo Chính phủ quyết định đầu tư xây dựng các công trình trữ nước. Đến nay, đã có 91 hồ chứa nước đang được thi công và hoàn thành, giúp giải quyết được nhu cầu tối thiểu về nước sinh hoạt của đồng bào.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Sôi động mùa cá cơm

Ngư dân bãi ngang tỉnh Quảng Bình trúng đậm mùa cá cơm, cho thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi chuyến ra khơi.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất