| Hotline: 0983.970.780

Hà Giang xây dựng NTM bằng các đề án lớn

Thứ Năm 24/11/2011 , 12:09 (GMT+7)

Mặc dù đời sống kinh tế còn khó khăn, song cán bộ, nhân dân tỉnh Hà Giang vẫn có những bước đi đầy táo bạo trong quá trình triển khai xây dựng NTM.

Ông Nguyễn Đức Vinh (thứ 2 từ trái qua) cùng lãnh đạo tỉnh Hà Giang thăm mô hình NTM tại xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh

Mặc dù đời sống kinh tế còn khó khăn, song cán bộ, nhân dân tỉnh Hà Giang, mảnh đất địa đầu Tổ quốc vẫn có những bước đi đầy táo bạo trong quá trình triển khai xây dựng NTM. NNVN có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT, xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết, Chương trình xây dựng NTM tại Hà Giang đã được triển khai đến đâu và mục tiêu đặt ra như thế nào?

Hiện Hà Giang đã thành lập BQL Xây dựng NTM cấp tỉnh trước trực thuộc Sở NN-PTNT, nay trực thuộc UBND tỉnh, với biên chế trên 20 người do PGĐ Sở NN-PTNT trực tiếp quản lý, chỉ đạo mọi việc. Các huyện cũng đã thành lập BCĐ xây dựng NTM do đồng chí Bí thư hoặc Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban. Chúng tôi cũng chọn 3 xã để làm điểm là Vĩnh Phúc (Bắc Quang), Trung Thành (Vị Xuyên) và Phương Độ (TP. Hà Giang). Bên cạnh đó, trong năm 2011 chúng tôi cố gắng hoàn chỉnh cơ bản quy hoạch tại 42 xã khác. Hiện, tỉnh đã ứng cho mỗi xã 100 triệu đồng và chi 11 tỷ đồng mua xi măng hỗ trợ cho mỗi huyện 1.000 tấn để tập trung cao vào cứng hóa đường giao thông, công trình thủy lợi, khu vệ sinh, chuồng trại, giếng nước.

Trong xây dựng NTM, người dân được coi là chủ thể, tỉnh Hà Giang phát huy vai trò chủ thể của người dân như thế nào?

 Quan điểm của Hà Giang trong xây dựng NTM là người dân luôn phải được biết, được bàn cụ thể mọi vấn đề. Bàn xong, dân phải thực hiện được chứ không phải bàn quy hoạch trên giấy rồi đóng thành từng quyển sách đẹp mắt nhưng hiệu quả chẳng được là bao. Tỉnh Hà Giang chỉ hỗ trợ những cái người dân không thể làm ra được như xi măng, sắt thép, giống má, phân lân, thuốc nổ để phá đá… còn lại nhân công và những vật liệu khác có khả năng chủ động thì người dân và các địa phương phải tự cân đối. Thứ hai, tập trung chỉ đạo dứt điểm từng việc một theo kiểu cuốn chiếu. Thứ ba, phát huy tối đa vai trò làm chủ của người dân để họ coi công việc xây dựng NTM là của họ, các công trình công cộng phúc lợi sau khi làm xong người dân tự bảo quản và sử dụng.

Về vấn đề dân chủ, chúng tôi không quá lo lắng, cái khó của tỉnh Hà Giang hiện nay lại nằm ở việc thiếu quỹ đất xây dựng khu thể thao, nhà văn hóa. Tỉnh có 11 huyện thành phố trong đó có 4 huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh toàn núi đá, 6 huyện còn lại cũng toàn núi dốc cả nên không biết xây dựng các công trình công cộng ở đâu cho hợp lý. Bên cạnh đó, tiêu chí chuyển dịch cơ cấu lao động cũng đang gặp khó khăn, Hà Giang có trên 90% người dân làm nông nghiệp, do đó tiêu chí này với Hà Giang nói riêng và các tỉnh miền núi nói rất chung khó hoàn thành theo mục tiêu đề ra.

Với địa hình nhìn đâu cũng thấy khắc nghiệt, khó khăn như vậy, mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân được lãnh đạo tỉnh Hà Giang xác định như thế nào, thưa ông?

Do điều kiện, địa hình và mọi thứ đều khó khăn nên Hà Giang xác định phương hướng nâng cao đời sống cho người dân thông qua các đề án lớn như: Đề án SX lúa, ngô hàng hóa, Đề án chăn nuôi với SX thâm canh, Đề án phát huy thế mạnh từng vùng (rau, hoa, lê, chè, cam)… Chúng tôi ưu tiên tập trung vào một số loại cây trồng chủ lực là lúa, ngô, đậu tương. Tất cả các loại cây này đều có đề án riêng.

Ví dụ như đậu tương chẳng hạn, đề án này khác hẳn những đề án trước là tập trung đưa giống mới vào nâng cao năng suất, tổ chức SX giống tại chỗ chứ không phải phụ thuộc nữa. Tỉnh cấp miễn phí giống, phân lân cho người dân. Hiện nay, chúng tôi có 7 huyện trọng điểm trồng đậu tương giống mới với diện tích trên 21.000 ha, năng suất rất cao. Về cây lúa, chúng tôi xác định 56% cơ cấu là lúa lai, bên cạnh đó sẽ đưa cả những giống lúa thuần chất lượng cao vào SX để nâng cao thu nhập cho bà con. Chúng tôi đang khảo nghiệm một loạt dòng PB1 - PB13 lúa thuần năng suất rất cao, chất lượng gạo tốt, sắp tới sẽ đưa mạnh những giống này vào SX.

Về chăn nuôi chúng tôi xác định phải gắn liền với thâm canh, chú trọng phát triển chăn nuôi đại gia súc tại huyện vùng cao kết hợp trồng cỏ. Đặc biệt, từ năm 2010 chúng tôi thành lập cả đề án phòng chống dịch bệnh chết rét cho gia súc đến năm 2015. Kinh nghiệm cho thấy, năm 2008 tỉnh Hà Giang chết 17.000 con gia súc, năm vừa rồi chúng tôi tập trung chỉ đạo nên số lượng gia súc bị chết giảm xuống còn khoảng 5.000 con.

Vì vậy, trong xây dựng NTM chúng tôi tập trung chỉ đạo người dân xây dựng chuồng trại kiên cố để giữ ấm cho gia súc vào mùa đông, phát triển mạnh trồng cỏ để giữ được số lượng đầu đàn gia súc, gia đình nào để trâu bò chết mà chuồng trại thức ăn không có chúng tôi cương quyết không hỗ trợ. Mặt khác, nếu để xảy ra tình trạng trâu, bò chết rét người đứng đầu tỉnh, huyện, xã sẽ phải chịu trách nhiệm đầu tiên… Một khi chúng tôi hoàn thành xong những đề án nêu ở trên, tự khắc mức sống của người dân sẽ được nâng lên.

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm