| Hotline: 0983.970.780

Hà Nam thắt chặt kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Năm 28/02/2019 , 15:05 (GMT+7)

Là địa phương liền kề với 2 tỉnh đang có dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là Hưng Yên và Thái Bình, lại là “thủ phủ” chăn nuôi lợn ở ĐBSH, Hà Nam đang là tỉnh có nguy cơ lây lan dịch rất cao.

Ngừng nhập lợn từ bên ngoài

Ghi nhận tại huyện Bình Lục, “thủ phủ” nuôi lợn và cung cấp lợn thịt cho nhiều tỉnh phía Bắc, những ngày này, loa truyền thanh tại các xã phát liên tục các bản tin về DTLCP.

16-25-31_nh_1
Người dân rắc vôi bột quanh khu vực chăn nuôi.

Ông Đỗ Thế Trọng, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bình Lục lo lắng: Bình Lục là huyện trọng điểm chăn nuôi lợn với tổng đàn lên tới trên 130 nghìn con, lại có một chợ đầu mối buôn bán lợn nên nguy cơ lây nhiễm là rất lớn, cả hệ thống chính trị lẫn người chăn nuôi ở Bình Lục đều đang lo ngay ngáy và cảnh giác rất cao độ trước DTLCP.

Tại xã Ngọc Lũ, địa phương có trên 1.000 hộ chăn nuôi, với tổng đàn lợn gần 27.000 con, hơn 1 tuần nay, các hộ chăn nuôi tại địa bàn xã đã nắm được thông tin về DTLCP.

Ông Đặng Văn Cử, PCT UBND xã Ngọc Lũ cho biết: Sau khi nghe thông tin DTLCP, địa phương đã họp và có công văn triển khai phòng dịch tới đến từng thôn đội, từng hộ chăn nuôi trên toàn xã, yêu cầu triển khai nghiêm các biện pháp phòng dịch như tổng khử trùng, rải vôi bột, không cho người lạ vào các trại lợn trong xã. UBND xã cũng đã yêu cầu các hộ phải thông báo ngay cho UBND xã khi có hiện tượng lợn ốm chết bất thường. Đặc biệt mỗi ngày 3 lần, UBND xã Ngọc Lũ phát bản thông báo về DTLCP trên loa truyền thanh.

“UBND xã đã có văn bản thông báo ngừng nhập lợn, kể cả lợn giống từ bên ngoài vào địa bàn xã. Hiện các hộ dân cũng đã nghiêm túc chấp hành, ngừng nhập lợn giống từ bên ngoài” – ông Cử cho hay.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Nam cho biết: Tỉnh đang rốt ráo triển khai các giải pháp ngăn chặn DTLCP xâm nhập. Theo đó, yêu cầu tất cả hệ thống thú y rà soát, kiểm tra toàn tỉnh, phát động tổng tiêu độc khử trùng, phun thuốc sát trùng xe ra vào chợ đầu mối, rắc vôi khử trùng mỗi cuối buổi chợ... UBND tỉnh cũng đã ban hành cơ chế hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh với mức 32.000/kg lợn hơi để người dân yên tâm, không bán chạy nếu xảy ra dịch.

16-25-31_nh_2_1
Phun thuốc khử trùng đường ra vào khu chăn nuôi

“Tỉnh có 2 cây cầu nối với Hưng Yên, nên nguy cơ tỉnh Hà Nam bị lây nhiễm DTLCP là rất cao. Hiện chúng tôi đã phối hợp với lực lượng CSGT, công an môi trường tích cực tuần tra ở đầu cầu, nếu phát hiện xe vận chuyển lợn từ hướng Thái Bình hoặc Hưng Yên có dấu hiệu nghi ngờ sẽ ngay lập tức kiểm tra và xử lý” – ông Hùng nói.
 

Tâm lý bán lợn “chạy dịch”!

Chưa có giai đoạn nào, người chăn nuôi lợn ở Ngọc Lũ lại liên tiếp đối mặt với khó khăn như những năm gần đây. Giai đoạn “giải cứu” thịt lợn chưa hoàn hồn, dịch LMLM lại rình rập, bây giờ lại là DTLCP đe dọa. Người chăn nuôi giờ đây cứ như chim sợ cành cong, dù bệnh DTLCP chưa bùng phát nhưng tâm lí nhiều hộ đang mong sớm bán được lợn để “chạy dịch” càng sớm càng tốt. Gia đình ông Nguyễn Văn Dậu, xóm Tân Tùng (xã Ngọc Lũ), có hơn 100 con lợn. Với tâm lý lo xa, nếu xảy ra dịch thì đàn lợn sẽ bị tiêu hủy, bởi vậy cách đây hơn chục ngày, ông Dậu đã bán 20 con với giá gần 46 nghìn đồng/kg. Có kinh nghiệm hơn 20 năm nuôi lợn, nhưng ông Dậu bảo, các bệnh dịch truyền thống thì ông rất tự tin phòng chống, nhưng nghe đến DTLCP thì ông lo mất ăn mất ngủ.

“Bệnh này không có vacxin tiêm phòng, nên bị dịch là chết 100%. Chúng tôi cũng chỉ biết khử trùng đều đặn, rắc vôi bột, vệ sinh chuồng trại... mà thôi. Dân chúng tôi mất nhiều quá rồi nên cũng hoảng. Hiện nhà tôi còn khoảng 20 con lợn, cũng đang tính bán nốt, lỡ đâu bùng phát bệnh thì gỡ không kịp” – ông Dậu lo lắng.

16-25-31_nh_3
Chuồng trại chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ

Cùng lo lắng như gia đình ông Dậu, gia đình ông Bùi Văn An, có 100 con lợn cũng đang lên phương án cấm cửa. Nếu muốn vào nhà, tất cả xe, người đi qua cổng phải phun thuốc khử trùng rồi mới cho vào. Tuy nhiên, vấn đề ông đang băn khoăn là chưa có thông báo cụ thể về các khoản hỗ trợ tiêu hủy nếu dịch xả ra. “Các tỉnh như Hưng Yên người ta có thông báo hỗ trợ tiêu hủy 38 nghìn đồng/kg. Ở đây, chúng tôi mới chỉ nghe phong thanh về tiền hỗ trợ tiêu hủy, chứ chưa có cuộc họp nào, văn bản nào thông báo mức hỗ trợ cụ thể. Vì thế, tâm lí hộ nào cũng đang muốn bán lợn để chạy dịch cho yên tâm” - ông Bùi Văn An thú thực.

Xem thêm
Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất