| Hotline: 0983.970.780

Hà Nam: Trăn tấn công, nuốt vãn đàn dê

Thứ Tư 27/01/2010 , 09:57 (GMT+7)

Chưa bao giờ người nuôi dê ở Thanh Liêm lại rời vào hoàn cảnh khó khăn như lúc này. Giả sử dê bị bệnh thì còn có thuốc chữa, hay người bắt trộm thì có thể rình mà bắt phạt được chứ dê bị trăn bắt mất thì biết kêu ai?

Đầu những thập niên 80 của thế kỉ trước, phong trào nuôi dê ở vùng núi Thanh Liêm - Hà Nam phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, do trong quá trình chăn thả đàn dê bị thất thoát quá nhiều khiến các hộ nuôi dê nơi đây khốn đốn vì thua lỗ. 

Trăn đất - thủ phạm trộm dê

Thủ phạm không phải là người

Do sở hữu những dãy núi đá hùng vĩ trải dài hàng chục km từ thị trấn Kiện Khê tới huyện Gia Viễn - Ninh Bình nên huyện Thanh Liêm có tiềm năng rất lớn để phát triển mô hình nuôi dê. Xã Thanh Hải và xã Thanh Nghị là hai địa phương có đàn dê lớn nhất huyện với gần 1.000 con. Từ khi mô hình nuôi dê được đưa vào phát triển ở địa phương, người dân nơi đây vô cùng phấn khởi. Tuy nhiên, niềm vui chưa tày gang thì khó khăn mà không ai ngờ tới xuất hiện.

Không dịch bệnh, không người bắt trộm mà đàn dê lúc đầu cả trăm con, vậy mà chỉ sau vài tháng số lượng đã giảm xuống một nửa. Hàng chục đàn dê con mới sinh cũng tự dưng không cánh mà bay. Đàn dê vừa lùa lên núi buổi sáng mà chiều về đã hao mất một vài con. Liên tiếp những vụ dê bị mất tích một cách bí ẩn trong thời gian dài khiến các hộ nuôi dê vô cùng hoang mang lo lắng. Họ dành cả tháng trời tổ chức mai phục, săn tìm nhưng kết quả vẫn bặt vô âm tín, họa huần có tìm thấy cũng chỉ là những đống xương dê ở khe núi, bụi cây. Cuối cùng, dê vẫn mất tích một cách đều đặn đến lạ thường.

Việc tìm thủ phạm trộm dê đang đi vào ngõ cụt thì một hôm, ông Nguyễn Văn Kiên ở thôn Bồng Lạng – xã Thanh Nghị đang ngồi uống nước bỗng nghe thấy tiếng dê kêu thất thanh. Nhìn về phía dãy núi trước mặt, ông Kiên thấy đàn dê nhà mình chạy tán loạn. Một chú dê choai choai chạy một mình xuống núi kêu hoảng hốt. Nheo mắt về phía đó, ông Kiên giật nảy mình khi thấy một con gì đó dài dài, đen đen đang quăng mình đuổi theo con dê.

Thoáng một chút ngỡ ngàng, ông cùng con cái tức tốc chạy lên xem đàn dê nhà mình bị làm sao thì cảnh tượng kinh hoàng hiện ra trước mắt mọi người. Một con trăn đất khổng lồ to bằng cây cột nhà đang ngoạm chặt chân sau chú dê non tội nghiệp. Nhanh như cắt, ông Kiên cởi áo trùm lên đầu con trăn rồi cùng dân làng khiêng về nhà. Sau lần ông Kiên bắt được trăn, thi thoảng lại có người đi rừng lấy củi hay những người chăn dê bắt được trăn khi chúng mới đánh chén no say xong một chú dê non. Vậy là thủ phạm bắt trộm dê của bà con suốt bao năm qua chính là loài trăn đất có số lượng khổng lồ sống trong vùng núi non hiểm trở này.

Bó tay với kẻ trộm

Chưa bao giờ người nuôi dê ở Thanh Liêm lại rời vào hoàn cảnh khó khăn như lúc này. Giả sử dê bị bệnh thì còn có thuốc chữa, hay người bắt trộm thì có thể rình mà bắt phạt được chứ dê bị trăn bắt mất thì biết kêu ai? Nếu tổ chức đi bắt trăn thì sẽ vi phạm pháp luật vì trăn thuộc loài động vật cấm săn bắt. Mà có muốn bắt còn khó hơn là mò kim đáy bể bởi núi non hiểm trở, nhiều hang hốc trăn trốn sâu vào trong hang khó mà bắt được. Hơn nữa, trăn chủ yếu tấn công dê vào ban đêm.

Ông Nguyễn Trung Phong - Chủ tịch UBND xã Thanh Hải cho biết: Hiện toàn xã Thanh Hải còn gần 400 con dê. Để khắc phục tình trạng dê bị trăn ăn thịt, xã đã hướng dẫn các hộ dân nên lùa dê về nhà trước khi trời tối, tránh để dê ngủ lại trên núi. Việc làm tạm thời trước mắt này cũng làm giảm đi phần nào việc thất thoát dê vào miệng loài trăn đất. Tuy nhiên, việc dê mất tích vẫn không thể tránh khỏi.

Ông Trịnh Đức Yết, một hộ nuôi dê ở thôn Hiếu Thượng, xã Thanh Hải ngậm ngùi cho chúng tôi biết, năm vừa rồi ông bị mất 5 con dê với bọn trăn đất. Cùng chung nỗi mất mát với ông Yết, ông Dương Văn Thi cũng phải biếu không cho lũ trăn 6 chú dê non béo tròn. Nhưng mất mát lớn nhất có lẽ là gia đình ông Đào Xuân Khang cùng thôn Hiếu Thượng, năm vừa rồi ông bị lũ trăn cướp không gần chục con dê làm ông tiếc đến đứt ruột. Hầu như nhà nào nuôi dê ở khu vực này, không ít thì nhiều mỗi năm cũng phải “cúng” cho lũ trăn đất một vài con. Nhẩm tính với một con dê giá đôi ba triệu như hiện nay thì mỗi năm loài trăn đất đã lấy đi của người nuôi dê nơi đây hàng chục triệu đồng.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất