| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội "bội thực" sân golf

Thứ Năm 18/10/2007 , 06:50 (GMT+7)

Nhiều người nhầm tưởng, sân gofl là “ không gian xanh”. Thạc sĩ Lê Anh Tuấn khẳng định với NNVN vào chiều qua: Với một lượng sân golf dày đặc như thế, đó là thảm hoạ với môi trường. Trên thế giới, người ta đang rầm rộ phản đối, thì Việt Nam lại coi là “mốt”.

Vì golf, hàng vạn nông dân mất đất

Hu hoi ngun nước   

Chúng tôi đã cầu thị một số nhà khoa học thuỷ lợi và môi trường để có thêm tư liệu cho bài viết này nhưng tiếc là đều nhận được lời từ chối hoặc “đẩy” sang cho người khác, với lý do: Vấn đề quá mới!

Rất may, thạc sĩ Lê Anh Tuấn - một người nhiều năm nghiên cứu về sân golf trên thế giới đã đồng ý san sẻ cho NNVN những tư liệu mà anh có.

Theo thạc sĩ Tuấn, loại cỏ trồng ở các sân golf là cỏ được đăng kí bản quyền, phải nhập từ nước ngoài, đó là các giống cỏ rất “khó tính”, phi tự nhiên. “Ở sân golf, người ta sử dụng rất nhiều loại thuốc trừ sâu, trừ nấm, thuốc trừ cỏ dại và rất nhiều phân bón hoá học để chăm sóc cỏ mặt sân” – ông Tuấn cho hay. Số hoá chất dùng cho mỗi ha sân golf cao gấp 5 lần sử dụng trên đồng ruộng. Và, nguy hại hơn các chất độc này là tác nhân gây ung thư rất cao.

Người ta ước tính mỗi hecta sân golf phải tiêu thụ khoảng 1,5 tấn hóa chất mỗi năm. Như vậy nếu sân golf của BITEXCO được xây ven sông Hồng thuộc địa phận huyện Thanh Trì rộng khoảng 200 ha thì mỗi năm lượng chất hoá học tiêu thụ ở đây vào khoảng 300 tấn. Khu vực này gần sông Hồng, nếu xử lý không đảm bảo, ai dám chắc nó sẽ không thẩm lậu xuống dòng sông ngàn năm lịch sử này?

Số hóa chất này bị nước tưới, mưa… hòa tan cuốn xuống các ao hồ, sông suối và nước ngầm, tiếp tục là nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng cho khu vực. Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, ở sân golf việc trừ sâu bằng máy phun đã phát tán 90% độc chất vào không khí.

Ngoài ra, việc sử dụng quá nhiều hóa chất ở sân golf làm các vùng đất canh tác nông nghiệp chung quanh không thể được áp dụng chương trình quản lý sâu bệnh tổng hợp.

Người ta cũng đã tính toán được rằng, một sân golf cỡ 20 lỗ, mỗi tháng sẽ “ăn” khoảng 150.000 m3 nước.

Chiu qua, tr li NNVN v vn đề này, TS Trn Nhơn – Ch tch Hi Thu li Vit Nam t ra vô vô cùng bc xúc: “Tôi cũng nghe đài báo nói v ch trương mà lãnh đạo thành ph cho xây dng sân golf ven sông Hng nhưng không ai hi tôi c. May mà hôm nay anh hi, vi tư cách nhà khoa hc thu li, xin tr li: Th nht, phn đối. Th hai, phn đối và th ba kch lit phn đối…”

Đừng coi xây sân golf là “mt”

Theo thông tin của KTS Đào Ngọc Nghiêm, năm 1987 nước ta mới có sân golf đầu tiên tại Đà Lạt. Và, đến nay người ta xây dựng ồ ạt, coi đó là “mốt”. Thế nhưng ngay từ những năm đầu những năm 1990, theo thạc sĩ Tuấn, trên thế giới đã có ba tổ chức là Mạng lưới toàn cầu hành động chống các sân golf của Nhật Bản (Global Network for Anti - Golf Course Action - GNAGA), Mạng lưới du lịch châu á của Thái Lan (Asian Tourism Network - ANTENNA) và Mạng lưới con người và môi trường châu á - Thái Bình Dương của Malaysia (Asia-Pacific People and Environmental Network - APPEN) đã đồng tài trợ một hội nghị ở Malaysia với 20 đoàn đại biểu các nước châu á. Hội nghị đã ra tuyên bố kêu gọi thành lập Phong trào chống sân golf toàn cầu (The Global Antigolf Movement).

GS TS – KTS Hoàng Đạo Cung cũng phản đối kịch liệt chuyện xây dựng sân golf tại Hà Nội. Ông tâm sự, trước đây ông cũng định tư vấn cho một đối tác xin đất ở Hà Nội để làm sân golf nhưng rồi thấy làm vậy là không ổn nên đã dừng việc làm của mình lại. Ông cho rằng, chẳng nơi đâu trên thế giới lại cho phép xây dựng sân golf tại đô thị như Hà Nội. GS Cung kể: Tôi có một anh bạn thuộc hàng quý tộc ở Pháp. Khi thấy sự nguy cấp của môi trường đã bỏ tiền túi ra mua 40 ha rừng, không phải để kinh doanh kiếm chác mà để giữ lại vẻ đẹp cho Paris. Anh bạn tôi nói rằng sẽ kiện những chủ sân golf vì nó phá vỡ cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Nói như vậy thể thấy rằng, chúng ta nên nhìn nhận một cách khoa học khi xây dựng sân golf chứ không phải bạ đâu xây đó.

Cp “to” đã quyết thì phi theo

Phường Long Biên (quận Long Biên) sẽ mất ít nhất 94 ha đất nông nghiệp cho việc xây dựng sân golf và khu sinh tái. Ông Nguyễn Ngọc Phan – Phó Chủ tịch UBND  phường lại tỏ ra rất phấn khởi với dự án này. Ông Phan khẳng định: Chúng tôi rất ủng hộ dự án này vì sân golf sẽ giải quyết được một lượng lao động lớn cho địa phương.

Được biết, phía nhà đầu tư và phường Long Biên có một vài động thái, như cụ thể cùng nhau xem xét tầm ảnh hưởng môi trường của dự án. Ông Phan khẳng định: Chúng tôi đã xem xét vấn đề ô nhiễm của dự án nhưng thấy không có vấn đề gì, rất tốt!

Tuy nhiên, khi được hỏi căn cứ vào đâu mà khẳng định môi trường sẽ rất tốt? Ông Phan lúng túng: “Nói căn cứ vào đâu thì rất khó. Chỉ… cảm nhận được thôi. Việc này, cấp phường là cấp thứ tư, cấp “to” đã quyết rồi thì chúng tôi phải tuyên truyền để người dân theo thôi…

U ban T chc Thế vn hi quc tế (IOC) đã bác b vic đưa môn golf vào chương trình thi đấu th thao ca Olympic Atlanta 1996 dù Mđất nước ca môn chơi golf. T năm 2000 đến nay phong trào chng vic xây dng sân golf  đã lan rng ra nhiu quc gia châu Âu và M. Ngày 29/4 hng năm đã được chn làm Ngày thế gii không có golf (World No-golf day).

(Thạc sĩ Lê Anh Tuấn)

 

 

  

  Mai Xuân Nghiên

Xem thêm
4,2 triệu Euro hỗ trợ nông dân ĐBSCL làm nông nghiệp sinh thái, thông minh

Trà Vinh Dự án được tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và triển khai tại các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang và Trà Vinh, với tổng vốn đầu tư 4,2 triệu Euro.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cầu Trần Hoàng Na phục vụ lưu thông từ ngày 26/4

Từ ngày 26/4, cầu Trần Hoàng Na, bắc qua sông Cần Thơ chính thức đưa vào khai thác sử dụng, phục vụ nhu cầu lưu thông cho người dân.

Bình luận mới nhất