| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Chuẩn bị đối phó với bão lớn, mưa to

Thứ Năm 20/05/2010 , 07:15 (GMT+7)

Năm 2009, thời tiết khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hà Nội nhìn chung diễn ra tương đối thuận. Tuy nhiên, theo nhận định, tình hình thời tiết năm 2010 có thể xảy ra bão lớn kèm mưa to như đã xảy ra hồi năm 2008, dễ gây úng ngập trên diện rộng…

Các trận mưa to là nỗi kinh hoàng của người Hà Nội

Năm 2009, thời tiết khí tượng thủy văn trên địa bàn thành phố Hà Nội nhìn chung diễn ra tương đối thuận. Tuy nhiên, theo nhận định, tình hình thời tiết năm 2010 có thể xảy ra bão lớn kèm mưa to như đã xảy ra hồi năm 2008, dễ gây úng ngập trên diện rộng…  

Tổng kết năm 2009 cho thấy, có 4 đợt mưa lớn, trong đó một đợt vào tháng 5 và 3 đợt trong tháng 7. Các trận mưa này đã gây ngập tại một số tuyến đường trong nội thành trong thời gian ngắn. Toàn thành phố tồn tại 28 điểm úng ngập cục bộ, trong đó đặc biệt là ngã năm Bà Triệu, Quang Trung - Trần Quốc Toản, Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Nguyễn Công Trứ, Hàng Chuối…). Các điểm úng ngập này sau đó đã được khắc phục kịp thời. 

Dấu hiệu bất thường 

Tuy nhiên, theo nhận định của Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia, biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang ảnh hưởng đến thời tiết nước ta. Mùa mưa bão năm nay, thời tiết thủy văn sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường, trong đó bão và áp thấp nhiệt đới có thể ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam từ 6-7 cơn. Đồng thời, các đợtmưa lớn, mưa tập trung trong thời gian ngắn có khả năng gây lũ lớn trên các tuyến sông, gây úng ngập trên diện rộng vào các tháng cuối mùa mưa bão. 

Thực tế diễn biến thời tiết từ đầu năm 2010 đến nay đã chứng minh những lo ngại là có cơ sở. Cụ thể, tình hình hạn hán kéo dài và diễn ra trên diện rộng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt (xuất hiện mực nước kiệt lịch sử trên sông Hồng tại Hà Nội Nội vào ngày 21/2 là +0,1m). Thêm vào đó, một hiện tượng rất hiếm xảy ra là cơn áp thấp nhiệt đới xuất hiện trên biển Đông và làm ảnh hưởng đến các tỉnh thuộc khu vực Nam Trung bộ ngay từ đầu tháng 1. 

Đến đầu tháng 2, đợt mưa sớm trên diện rộng với cường độ lớn khác thường đã xảy ra trên địa bàn Thành phố (có nơi lên đến 90mm). Tiếp theo, vào tháng 3 và tháng 5 đã xuất hiện lốc xoáy và mưa đá ở khu vực miền Trung và các tỉnh phía Bắc. Ngoài ra, khu vực Bắc Trung bộ nắng nóng đã xuất hiện sớm, nhiệt độ cao có hôm lên tới 40 độ C. 

Những dấu hiệu bất thường như trên dự báo một năm thiên tai nghiêm trọng. Riêng với Hà Nội, Thành phố cũng đã sớm nhận định năm nay có thể xảy ra bão lớn và mưa to (như đã xảy ra hồi đầu tháng 11/2008) gây úng ngập cả nội thành và ngoại thành. Khoảng thời gian được lưu ý nhất là từ tháng 8 đến tháng 10/2010. 

Nguy cơ tiềm ẩn

Khảo sát cho thấy, nhìn chung hệ thống đê điều, hồ đập của Hà Nội có chất lượng không đều. Sau đợt mưa úng năm 2008, các hệ thống này đã được tập trung tu bổ, nâng cấp, về cơ bản có thể chống được mức lũ thiết kế. 

Tuy nhiên, do hệ thống sông Đà, sông Hồng và sông Đuống nhiều năm gần đây không phải chống lũ lớn, đê khô nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường khi xảy ra các sự cố mưa bão, lũ lớn. Mặt khác, theo khảo sát, do biến đổi dòng chảy nên tình trạng sạt lở đã và đang xảy ra nghiêm trọng, đặc biệt là sạt lở ở các khu dân cư đang đe doạ an toàn đê điều, tính mạng và tải sản của người dân. 

Hiện nay, các công trình tiêu thoát nước khu vực ngoại thành (436 trạm bơm tiêu) chủ yếu thiết kế phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hệ số tiêu nước thấp. Ngoài ra, một số trạm bơm tiêu úng được thì lại đã quá lạc hậu, xuống cấp. Trong khi đó, hệ thống kênh mương bị lấn chiếm, cộng với hiện tượng bồi lắng làm lòng dẫn bị thu hẹp, không đáp ứng nhu cầu dẫn thoát nước. 

Tại các khu vực nội thành, mặc dù các dự án thoát nước đã được cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Các hệ thống ga thu nước, cống rãnh dẫn nước về các trục tiêu chính chưa đáp ứng yêu cầu, khi mưa to dễ gây úng ngập cục bộ. Đặc biệt, hiện nay rất nhiều hồ trong nội thành (hồ Bảy mẫu, hồ Đống Đa,hồ Thành Công…) đang trong giai đoạn cải tạo nên không có tác dụng điều hoà. Cùng với đó, nhiều dự án công trình hạ tầng đang xây dựng cũng góp phần làm thu hẹp dòng chảy một số tuyến sông, mương, ảnh hưởng dẫn nước tiêu úng. Ngay việc tiêu nước ra sông Nhuệ cũng chỉ có tác dụng khi mực nước sông thấp. 

Phòng, chống úng ngập dịp Đại lễ 

Ngoài những lo ngại thường niên, thì năm nay, Hà Nội thêm nỗi lo tổ chức thành công Đại lễ đúng mùa mưa bão. 

Vì vậy, ngoài việc chỉ đạo, đưa giải pháp và giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, ban, ngành về chống bão lụt và tiêu úng, UBND TP đã đề nghị Thành uỷ và HĐND cho phép TP được áp dụng những cơ chế đặc thù để triển khai các giải pháp cấp bách đảm bảo chống mưa, lũ, bão, úng ngập có hiệu quả. 

UBND TP cũng đề nghị Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương quan tâm, tăng cường đầu tư cho tu bổ đê điều trên địa bàn TP, đặc biệt cho các công trình gia cố tu bổ đê kè trên sông Đà, sông Hồng và sông Đuống, tập trung đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, trạm bơm Yên Nghĩa và trạm bơm Yên Thái. Đồng thời, UBND Thành phố cũng đề nghị cải tạo, nâng cấp trạm bơm Đào Nguyên, Đông Mỹ theo Quyết định số 937/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

UBND Thành phố cũng đề nghị Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương chỉ đạo các tỉnh lân cận phối hợp, hỗ trợ tiêu úng cho Hà Nội, đồng thời có phương án điều động, hỗ trợ lực lượng, vật tư, phương tiện, hàng hoá phòng chống, khắc phục hậu quả nếu thiên tai xảy ra vượt khả năng của Thành phố.

(Theo VnMedia)

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Nhãn, vải ra hoa ít, ong nuôi ‘đói’ mật, nông dân thất thu

Vụ mật ong xuân năm nay chỉ có 40% số hộ nuôi ong mật nội rừng ở Kinh Môn (Hải Dương) thu được mật, sản lượng giảm so với vụ xuân trước.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Lão nông U70 với tham vọng đưa bưởi Diễn xuất ngoại

Bằng tình yêu nông nghiệp cùng óc sáng tạo trong sản xuất, ông Lê Hữu Diện đã trở thành người tiên phong làm nông nghiệp hữu cơ tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Bình luận mới nhất