| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội đề xuất xem xét di dời 23 cơ sở giáo dục

Thứ Sáu 22/10/2010 , 09:01 (GMT+7)

Ngày 21/10, UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành họp về kế hoạch di dời các cơ sở giáo dục ra ngoài trung tâm thành phố.

Xem xét di dời các cơ sở giáo dục để giảm tải cho giao thông Hà Nội (Hình minh họa)

Ngày 21/10, UBND thành phố Hà Nội đã tiến hành họp về kế hoạch di dời các cơ sở giáo dục ra ngoài trung tâm thành phố.

Ông Vũ Tuấn Định - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết Hà Nội hiện nay chiếm 1/3 tổng số trường đại học và cao đẳng toàn quốc, 40% tổng số sinh viên, tập trung chủ yếu trong khu vực nội đô đã gây nên áp lực quá tải tới hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị. Trong phạm vi 4 quận nội thành hiện có 23 cơ sở các trường đại học và cao đẳng đang cần được xem xét.

Việc di dời các trường dựa trên năm tiêu chí: vị trí trường (có tuyến giao thông quan trọng chạy qua, khu vực sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm…); môi trường; quy mô đất đai; lịch sử phát triển; ngành nghề và lĩnh vực đào tạo.

Theo đó Sở Quy hoạch Kiến trúc đưa ra các phương án bố trí tại các khu vực Gia Lâm (ngành nông nghiệp, kỹ thuật và công nghệ); Sóc Sơn (ngành kỹ thuật, công nghệ thông tin và đào tạo nghề để cung cấp nguồn nhân lực); Sơn Tây (văn hóa xã hội; sư phạm, du lịch kết hợp với hệ thống trường quân đội hiện có); Hòa Lạc (nòng cốt là Đại học Quốc gia Hà Nội với các ngành dự kiến là khoa học cơ bản, công nghệ, kỹ thuật, y dược và các nghiên cứu chuyên sâu); Xuân Mai (kinh tế, kỹ thuật, nông lâm nghiệp); Phú Xuyên (kỹ thuật và nông lâm ngư nghiệp); Chúc Sơn (kỹ thuật, thủy lợi, giao thông, sư phạm thể dục thể thao). Mọi lúc, mọi nơi mỗi người trong chúng ta đều có thể lập tức giúp đỡ được cho đồng bào miền Trung.

Danh sách các trường đại học, cao đẳng thuộc 4 quận nội thành đang được xem xét gồm 20 trường đại học:

Bách khoa Hà Nội; Công đoàn, Dược Hà Nội, Giao thông vận tải, Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp, Kinh tế quốc dân; Luật Hà Nội; Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội; Ngoại thương; Răng hàm mặt; Thủy lợi; Văn hóa Hà Nội; Xây dựng; Y Hà Nội; Y tế công cộng; Ngân hàng; Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam; Học viện Hành chính Quốc gia; Học viện Ngoại giao; Viện Đại học mở Hà Nội; 3 trường cao đẳng: Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, Cao đẳng Y tế Hà Nội.

Ông Định cho hay, việc di dời này sẽ chia theo ba nhóm. Nhóm 1 giữ lại, nâng cấp, cải tạo đối với các trường có lịch sử phát triển lâu đời sẽ bảo tồn để trở thành di sản. Nhóm 2 là di chuyển một phần quy mô đào tạo, 1 số chức năng hoặc chuyển đổi loại hình đào tạo ra cơ sở 2 nằm ở các khu vực đô thị trung tâm. Các cơ sở hiện hữu được cải tạo nâng cấp hoặc chuyển đổi mục đích 1 phần sang mục đích đô thị khác. Nhóm 3 là di chuyển toàn bộ cơ sở đào tạo ra vị trí mới. Cơ sở hiện hữu được chuyển sang chức năng phục vụ đô thị: công viên, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ…

Liên quan tới vấn đề di dời các trường đại học, cao đẳng, ông Nguyễn Bá Cần - Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em, Bộ GD&ĐT cho biết tới năm 2030, dự báo sẽ có 1,8 triệu sinh viên tại khu vực Hà Nội và các tỉnh đồng bằng sông Hồng và cần quỹ đất giáo dục là 15.000 ha. Về phía Bộ GD&ĐT đang đề nghị với Bộ Xây dựng làm quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục, Bộ Xây dựng vẫn chưa nói cụ thể là các trường sẽ đi đâu, nằm ở đâu.

Phía bên Bộ Xây dựng cũng đang tiến hành làm quy hoạch xây dựng giáo dục vùng nội đô cũng với giải pháp di dời các trường và bố trí các địa điểm mới với mục tiêu giảm lượng sinh viên trong nội đô từ 66 vạn người xuống còn 20 vạn. Các cơ sở cũ giữ nguyên để đào tạo chất lượng cao, chương trình sau đại học. Tuy nhiên, tiêu chí di dời vẫn chưa có sự đồng thuận giữa các cơ quan.

Trước tình hình đó, ông Phí Thái Bình - Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Hà Nội đề nghị Bộ GD&ĐT, Bộ Xây dựng, Sở Quy hoạch Kiến trúc cần đánh giá, nhìn nhận lại thực trạng giáo dục hiện nay như thế nào để có phương án đề nghị cơ sở nào ở lại, cơ sở nào ra đi và phương thức tiến hành ra sao. Trong tháng 11, Hà Nội sẽ trình Thủ tướng Chính phủ về việc di dời các cơ sở giáo dục ra ngoài trung tâm thành phố. 

(Theo VTC News)

Xem thêm
ASEAN cần tiếp tục ưu tiên duy trì đoàn kết, độc lập, tự cường

Ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.

Công đoàn NN-PTNT Việt Nam phát động Tháng Công nhân và an toàn lao động

Sáng 24/4, tại Công đoàn NN-PTNT Việt Nam tổ chức phát động 'Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024'.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.